Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng …………. các vật khác . A. đẩy B. hút C. vừa hút, vừa đẩy D. không hút, không đẩy Câu 2: Các vật ma

By Lydia

Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng …………. các vật khác .
A. đẩy B. hút
C. vừa hút, vừa đẩy D. không hút, không đẩy
Câu 2: Các vật mang điện tích khác loại đặt gần nhau thì: …….
A. hút nhau B. đẩy nhau
C. vừa hút, vừa đẩy D. không hút, không đẩy
Câu 3: Câu phát biểu nào đúng? Theo quy ước:
A. Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương
B. Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A,B sai
Câu 4: Một vật trung hoà về điện sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương vì:
A. Nhận thêm điện tích dương B. Nhận thêm điện tích âm
C. Mất bớt điện tích dương D. Mất bớt Elêcton
Câu 5: Các vật mang điện tích cùng loại gần nhau thì: …….
A. Hút nhau B. Đẩy nhau
C. Vừa hút , vừa đẩy D. Không hút, không đẩy
Câu 6: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:
A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm
B. Hạt nhân không mang điện tích
C. Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt
nhân.
D. Hạt nhân trung hòa về điện.
Câu 7: Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì Avà B đẩy nhau
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì Avà B đẩy nhau
C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau
Câu 8: Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
A. A và C có điện tích cùng dấu B. A và C có điện tích trái dấu
C. A,B,C có điện tích cùng dấu D. B,C trung hoà
Câu 9: Một vật trung hoà về điện thì số điện tích dương …….. số điện tích âm.
A. Nhiều hơn B. ít hơn
C. Bằng D. không so sánh được.
Câu 10: Nếu A hút B, B hút C, C đẩy D thì:
A. Avà C có điện tích trái dấu B. Avà D có điện tích trái dấu
C. Avà D có điện tích cùng dấu D. B và D có điện tích trái dấu




Viết một bình luận