Cầu 1 nhóm gồm các khí đều phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A.CO,CO2 B.Cl2,CO2 C.H2,Cl2 D.H2,CO Câu 2 . Cập chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch
A . NaOH và Na2CO3 , B.Na2CO3 và HCl
C . CO và Ca(OH)2 D.Na2CO3 và Ca(OH)3 Câu 3 Nhóm gồm các khí đều khử được đồng II Oxit ( CuO ) ở nhiệt độ cao là
A.CO,CO2 B.Cl2,CO2 C. H2,CO DCl2,CO Câu 4 : Cho các cập chất sau đây , các chất nào không tác dụng với nhau
A. H2SO4 và KHCO3
C. MgCO3 và HCl
B. CaCl2 và Na2CO3
D. K2CO3 và NaCl
Câu 5 . Khi chk 0,24g Cacbon phản ứng với 0,48 % khí oxi. Thể tích khí cacbon đioxit ( đo đktc ) thu được là
A. 224ml B. 336ml C. 448ml D. 672ml Câu 6 : Người ta khử hoàn toàn 1,6g đồng II oxit (CuO) bằng cacbon ở nhiệt độ cao . Sau phản ứng thu được khối lượng đồng là A.0,64g Cu
B.2,54g Cu
C.1,28g Cu
D.0,96g Cu
Câu 7 : Một Oxit kim loại R có hoá trị ( n ) . Biết thành phần % về khối lượng của Oxi chiếm 30 % , Vậy R là kim loại sau đây ?
A.Mg B.Zn C.Fe D.AI
Câu 8 : Cho 8 (g) một kim loại X hoá trị II tác dụng với nước thu được 4,48 lit H2 ( đo ở đktc ) Vậy X là kim loại nào sau đây ?
A.Mg B.Ba C.Ca D.Kim loại khác
Câu 9 . Nhận biết các chất rắn màu trắng CaO , Na2O và P2O5 có thể dùng cách nào trong những cách sau
A . Hòa tan vào nước Và dùng quì tím
B . Hòa tan vào nước và dùng khí CO2
C . Dùng dd HCl nước và quỳ tím
D . Hòa tan vào nước , dùng khí CO2 và quì tím
Câu 10. Có 4 lọ không nhãn mỗi lọ đựng những dd sau : NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dd trong mỗi lọ ?
A.Dùng quì tím và dd BaCl2
B.Dùng quì tím và dd Cu( NO3)2
C.Dùng dd BaCl2
D.Dùng quì tím
Câu 1: Chọn Cl2 và CO2 –> B
Câu 2: Để cùng tồn tại thì chúng không phản ứng với nhau
-> A thỏa mãn và C cũng thỏa mãn -> mình nghĩ câu C bạn viết sai đề .
Câu 3:
Các khí có tính khử như là H2, và CO -> C
Câu 4:
Chọn D vì điều kiện của phản ứng trao đổi phải tạo ra kết tủa, khí hoặc chất điện ly yếu.
Câu 5:0,48% là sao bạn ?
Câu 6: \(2CuO + C\xrightarrow{{}}2Cu + C{O_2}\)
\( \to {n_{Cu}} = {n_{CuO}} = \frac{{1,6}}{{64 + 16}} = 0,02{\text{ mol}} \to {{\text{m}}_{Cu}} = 0,02.64 = 1,28{\text{ gam}}\) ->C
Câu 7:
Oxit có dạng \({R_2}{O_n} \to \frac{{16n}}{{2R + 16n}} = 30\% \to 16n = 0,6R + 4,8n \to 11,2n = 0,6R \to R = \frac{{56}}{3}n \to n = 3;R = 56 \to Fe\) -> C
Câu 8:
\(X + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}X{(OH)_2} + {H_2}\)
\({n_{{H_2}}} = {n_X} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2{\text{ mol}} \to {{\text{M}}_X} = \frac{8}{{0,2}} = 40 \to X:{\text{ Ca}}\) -> C
Câu 9:
Có thể hòa vào nước, CO2 và quỳ tím.
CaO tạo Ca(OH)2 tạo kết tủa với CO2.
Na2O tạo NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
P2O5 tạo H3PO4 làm quỳ tím hóa đỏ
Câu 10:
Dùng quỳ tím và BaCl2
NaOH làm quỳ tím hóa xanh
Na2SO4 không đổi màu quỳ.
H2SO4 và HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
Cho BaCl2 vào 2 chất còn lại thì H2SO4 tạo kết tủa còn HCl thì không -> A