Câu 1: Những loại khoáng sản nào thuộc nhóm phi kim loại? Câu 2: Các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung ở vùng biển nào? Câu 3: Hãy nêu các thành phần của

Câu 1: Những loại khoáng sản nào thuộc nhóm phi kim loại?
Câu 2: Các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung ở vùng biển nào?
Câu 3: Hãy nêu các thành phần của không khí?
Câu 4: Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là gì?
Câu 5: Nhiệt độ không khí có đặc điểm gì?
Câu 6: Nêu khái niệm về gió? Nguyên nhân hình thành gió?
Câu 7: Khí quyển gồm mấy tầng ? độ cao của các tầng?
Câu 8: Các hiện tượng khí tượng như: Mây, mưa, gió… thường xảy ra ở tầng nào của khí quyển?
Câu 9: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố nào?
Câu 10: Các đai khí áp cao hình thành ở các vĩ độ nào?
Câu 11. Từ khoảng 300 Bắc đến 600 Bắc và từ 300 Nam đến 600 Nam có loại gió nào thổi thường xuyên ?
Câu 12: Vùng đất cung cấp nước cho 1 dòng sông gọi là gì?
Mình cần gấp

0 bình luận về “Câu 1: Những loại khoáng sản nào thuộc nhóm phi kim loại? Câu 2: Các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung ở vùng biển nào? Câu 3: Hãy nêu các thành phần của”

  1. Câu 1: Muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cưong , đá vôi, cát, sỏi,… là những loại koáng sản thuộc nhóm phi kim loại.

    Câu 2: Các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung ở vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Câu 3: Thành phần của không khí gồm: khí nitơ, khí ôxi, hơi nước và các khí khác.

    Câu 4: Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.

    Câu 5: Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.

    Câu 6: Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Nguyên nhân: Do sự chênh lệch khí áp nên sinh ra gió.

    Câu 7: Khí quyển gồm 3 tầng. Độ cao:

    + Tâng đối lưu: 0km-16km.

    + Tầng bình lưu: 16km-80km.

    + Các tầng cao của khí quyển: Trên 80km.

    Câu 8: Các hiện tượng khí tượng như: Mây, mưa, gió… thường xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển.

    Câu 9: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố: Vị trí gần hay xa biển; Theo độ cao; Theo vĩ độ.

    Câu 10: Các đai khí áp cao hình thành ở các vĩ độ 30° Bắc và Nam; 90° Bắc và Nam.

    Câu 11: Từ khoảng 30° Bắc đến 60° Bắc và từ 30° Nam đến 60° Nam có loại gió thổi thường xuyên là Gió Tây ôn đới.

    Câu 12: Vùng đất cung cấp nước cho 1 dòng sông gọi là lưu vực sông.

    Đúng 100%

    Xin câu trả lời hay nhất nhé bạn ????????????????????????

    Bình luận
  2. #phamtuuyen207

    Bạn tham khảo bài làm của mình nhé (○` 3′○)

    Câu 1:

    – Khoáng sản phi kim loại: Bao gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét v.v.; đá xây dựng như đá hoa cương v.v và các khoáng sản phi kim khác.

    Câu 2:

    – Dầu mỏ và khí thiên nhiên nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam.

    Câu 3:

      – Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ.

      – Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.

    Câu 4: 

    – Dụng cụ đo độ ấm của không khí là ẩm kế. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều.

    Câu 5:

    – Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển: Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

    – Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

       + Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

       + Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

    – Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

       – Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

       – Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp. 

    Câu 6:

    – Khái niệm gió: Gió là những luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái Đất, gió bao gồm một khối không khí lớn chuyển động. … Trong khí tượng học, cơn gió thường được gọi theo sức mạnh của nó, và hướng gió thổi.

    Câu 7:

    – Khí quyển trái đất có cấu trúc phân lớp với các tầng đặc trưng từ dưới lên trên như sau: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung gian, tầng điện ly.

    – Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, ở đó luôn có chuyển động đối lưu của khối không khí bị nung từ mặt đất, thành phần khí khá đồng nhất.

    + Độ cao :

    – Tầng đối lưu : từ 0 → 16 km.

    – Tầng bình lưu : từ 16 → 80 km.

    – Các tầng cao của khí quyển : ↑ 80 km.

    Câu 8: 

    – Những hiện tượng thời tiết như mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,… đều diễn ra ở tầng đối lưu. 

    – Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định.

    Câu 9:

    – Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố sau:

       +Vĩ độ: không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn là không khí ở các vùng vĩ độ cao. …

       + Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần hay xa biển có nhiệt độ không khí khác nhau. Gần biển có không khí mát mẻ, ấm hơn.

    Câu 10:

    – Các đai áp thấp (T) nẩm ở những vĩ độ 0°, 60°B và 60°N. – Các đai áp cao (C) nằm ở những vĩ độ 30°B, 30°N, 90°B và 90°N.

    Câu 11: 

    – Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam.

    Câu 12:

    – Vùng đất đai cung cấp nước cho sông, gọi là: lưu vực sông.

                                        ~~~     Chúc bạn học tốt (❤´艸`❤)     ~~

    Bình luận

Viết một bình luận