câu 1 nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc? câu 2 sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn? câu 3 nhân tố nào không làm cho khí hậu thời tiết nc ta câu

câu 1 nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc?
câu 2 sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn?
câu 3 nhân tố nào không làm cho khí hậu thời tiết nc ta
câu 4 hãy giải thích tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc

0 bình luận về “câu 1 nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc? câu 2 sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn? câu 3 nhân tố nào không làm cho khí hậu thời tiết nc ta câu”

  1. Câu 1 :

    -Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

     -Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

     -Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

     -Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.

    Câu 2 :

    Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn do:
    – Sông ngòi nói chung có nhiều phù sa là do độ dốc lớn, chảy từ núi xuống đồng bằng rồi ra biển trong một khoảng ngắn, kiểu như ở miền Trung. Hoặc do tính chất đất theo dọc dòng sông nên có nhiều phù sa.
    – Tùy theo độ dài, những nơi chảy qua và lưu lượng nước lớn thì phù sa nhiều hay ít. Chẳng hạn, sông Cửu Long, thuộc sông Mêkông, là con sông lớn thứ 6 trên thế giới, có chiều dài lớn, lưu lượng nước nhiều và chảy qua nhiều quốc gia, địa hình… nên có nhiều phù sa.

    Câu 3 : 

    Những nhân tố chủ yếu  làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:

    – Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc – Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá…).         

    – Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

    + Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

    + Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ….)

    Câu 4 :
    Đồi núi nước ta có sự phân bậc là do chụi tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo

    Bình luận
  2. Mạng lưới sông ngòi dày đặc thể hiện của sự chia cắt địa hình khá phức tạp.
    Bắt nguồn từ các cao nguyên bao la của Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia… địa hình thoải dần xuống phía Nam ( phía đường xích đạo) nên hầu hết các sông đều có hướng dòng chảy B-N.
    Mặt khác khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều là một nguyên nhân tích cực, trực tiếp dẫn tới lượng nước lớn cung cấp cho các con sông. Vừa làm sông liên tục thông suốt thậm chí bị xói sâu tạo thành sông chính, vừa làm sinh ra các con sông mới gọi là nhánh sông di động.
    Mạng lưới sông ngòi của nước ta rất đa dạng, có cấu trúc khác nhau tuỳ thuộc điều kiện tự nhiên, sự phân hoá của khí hậu, của cấu trúc địa chất và địa hình. Sự đa dạng ấy có thể sơ bộ được nhận biết một cách khái quát qua đặc trưng hình thái của mỗi lưu vực sông. Đồng thời, đặc trưng hình thái, lưu vực sông, sự phân bố của các lưu vực trong một hệ thống sông cũng là những tài liệu cơ sở quan trọng trong quá trình tính toán, đánh giá tài nguyên nước; quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực kết hợp với vùng địa lý, hành chính,… và cũng là cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu, quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

    Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, một biểu hiện của tài nguyên nước sông khá phong phú.
    Theo tài liệu do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn xuất bản năm 1986, Việt Nam có 2372 sông với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính. Tổng diện tích các l−u vực sông là 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là 835.422km2, chiếm 72%. Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2, bao gồm: 9 sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia – Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên quốc gia, với phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện tích l−u vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông, phần lưu vực nằm trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta.

    2/

    Quá trình xâm thực, bào mòn mạnh địa hình ở miền núi đã tạo ra nhiểu vật liệu, sau đó sẽ được vận chuyển xuống sông ngòi và dần hình thành thành phù sa. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng của các đồng bằng hạ lưu sông.

    3/

    Những nhân tố chủ yếu  làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường:

    – Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc – Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá…).         

    – Địa hình và hoàn lưu gió mùa:

    + Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.

    + Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ….

    4/

    Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

    Bình luận

Viết một bình luận