Câu 1: Ở một loài thự vật:
– Gen A: Hạt vàng
– Gen a: Hạt xanh
– Gen B: Vỏ trơn
– Gen b: Vỏ nhăn
Mỗi gen quy định 1 tính trạng và nằm trên 1 NST. Xác định KH, KG của P khi thu được tỉ lệ KH của thế hệ sau là 100% hạt vàng, vỏ trơn
Câu 2: Ở đậu Hà Lan, 2 cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng vỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định. Khi cho P thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn giao phấn với nhau thì thu được F1 100% hạt vàng, vỏ trơn. Khi cho F1 giao phấn với 1 cơ thể khác thì thu được F2 có 3/8 hạt xanh, vỏ trơn.
Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 1:
F1 100% vàng, trơn (A-B-) → P có kiểu gen là:
1. (AA x AA)(BB x BB) = AABB x AABB
2. (AA x AA)(BB x Bb) = AABB x AABb
3. (AA x Aa)(BB x BB) = AABB x AaBB
4. (AA x AA)(BB x bb) = AABB x AAbb
5. (AA x Aa)(BB x Bb) = AABB x AaBb = (6) AABb x AaBB
7. (AA x Aa)(BB x bb) = AABB x Aabb = (8) AAbb x AaBB
9. (AA x aa)(BB x BB) = AABB x aaBB
10. (AA x aa)(BB x Bb) = AABB x aaBb = (11) AABb x aaBB
12. (AA x aa)(BB x bb) = AABB x aabb = (13) AAbb x aaBB
Câu 2:
– P thuần chủng, mang 2 cặp tính trạng tương phản, $F_{1}$ 100% hạt vàng, vỏ trơn
→ $F_{1}$ dị hợp 2 cặp gen. Hạt vàng là tính trạng trội so với hạt xanh, vỏ trơn là tính trạng trội so với vỏ nhăn.
– Quy ước: Gen A – hạt vàng, gen a – hạt xanh
Gen B – vỏ trơn, gen b – vỏ nhăn
→ $F_{1}$ có kiểu gen là AaBb.
– $F_{2}$ có $\frac{3}{8} aaB- = \frac{1}{2}aa$ x $\frac{3}{4}B-$
→ Cây giao phấn với $F_{1}$ có kiểu gen là aaBb (xanh, trơn).
– Sơ đồ lai:
P: Vàng, trơn (AABB) x Xanh, nhăn (aabb)
G: AB ab
$F_{1}$: AaBb ($100\%$ vàng, trơn)
$F_{1}$: Vàng, trơn (AaBb) x Xanh, trơn (aaBb)
G: AB, Ab, aB, ab aB, ab
$F_{2}$: AaBB, AaBb, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aaBb, aabb.
TLKG: 1AaBB: 2AaBb: 1Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb.
TLKH: 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Đáp án:
Câu 1:
– F1 thu được 100% cây hạt vàng → P có kiểu gen:
· P: AA (Hạt vàng) × AA (Hạt vàng)
· P: AA (Hạt vàng) × Aa (Hạt vàng)
· P: AA (Hạt vàng) × aa (Hạt xanh)
– F1 thu được 100% cây vỏ trơn → P có kiểu gen:
· P: BB (Vỏ trơn) × BB (Vỏ trơn)
· P: BB (Vỏ trơn) × Bb (Vỏ trơn)
· P: BB (Vỏ trơn) × bb (Vỏ nhăn)
⇒ Kiểu gen hoàn chỉnh của P là:
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × AABB (Hạt vàng vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × AABb (Hạt vàng vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × AAbb (Hạt vàng vỏ nhăn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × AaBB (Hạt vàng vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × AaBb (Hạt vàng vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × Aabb (Hạt vàng vỏ nhăn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × aaBB (Hạt xanh vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × aaBb (Hạt xanh vỏ trơn)
· P: AABB (Hạt vàng vỏ trơn) × aabb (Hạt xanh vỏ nhăn)
Câu 2:
– P thuần chủng hạt vàng vỏ trơn lai với hạt xanh vỏ nhăn thu được F1 100% hạt vàng vỏ trơn
→ Tính trạng Hạt vàng, Vỏ trơn là các tính trạng trội
* Quy ước:
A – Hạt vàng a – Hạt xanh
B – Vỏ trơn b – Vỏ nhăn
– F1 giao phấn với một cây khác thu được F2 có `3/8` cây đậu hạt xanh vỏ trơn
$(aa$$B$`_`)`= 1/2aa × 3/4B“_`
– Để F2 có tỉ lệ `1/2aa` thì F1 và cây khác phải có kiểu gen Aa × aa
– Để F2 có tỉ lệ `3/4B“_` thì F1 và cây khác phải có kiểu gen Bb × Bb
⇒ Kiểu gen hoàn chỉnh của F1 và cây khác là: AaBb (Hạt vàng vỏ trơn) × aaBb (Hạt xanh vỏ trơn)
* Sơ đồ lai:
P: AABB × aabb
`G_P`: AB ab
F1: AaBb
+ Tỉ lệ kiểu gen: 100% AaBb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 100% Cây hạt vàng vỏ trơn
F1 × aaBb: AaBb × aaBb
G: AB; Ab; aB; ab aB; ab
F2: 1AaBB; 2AaBb; 1aaBB; 2aaBb; 1Aabb; 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu gen: 3A_B_ : 3aaB_ : 1A_bb : 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 3 Cây hạt vàng vỏ trơn : 3 Cây hạt xanh vỏ trơn : 1 Cây hạt vàng vỏ nhăn : 1 Cây hạt xanh vỏ nhăn