Câu 1. Phân biệt các loại trách nhiệm vụ phạm pháp lí ?
Câu 2. Các hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
Câu 3 Học sinh thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội như thế nào ?
Câu 4. Quy định của HP và luật NVQS về nghĩa vụ BVTQ
Câu 5. Học sinh làm gì để góp phần BVTQ ?
Câu 2:
+Trực tiếp:Tham gia vào các công việc chung của nhà nước bàn bạc đóng góp và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước
+Gián tiếp:Tham gia thông qua đại biểu của các nd để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
câu 1 :1. Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
2. Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.
4. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật.
câu 2: