Câu 1: Phân biệt Phản xạ có điều kiện và Phản xạ không điều kiện. Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não. Câu 3: Trình bày cấu tạo hệ bài t

Câu 1: Phân biệt Phản xạ có điều kiện và Phản xạ không điều kiện.
Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não.
Câu 3: Trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, hệ thần kinh.

0 bình luận về “Câu 1: Phân biệt Phản xạ có điều kiện và Phản xạ không điều kiện. Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não. Câu 3: Trình bày cấu tạo hệ bài t”

  1. Câu 1 :

    – Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

    – Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

    Câu 2 :

    Cấu tạo não :

    Cấu tạo ngoài:

    Rãnh liên bán cầu chia não thành 2 nửa.

    – Rãnh sâu chia bán càu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy chảm và thùy thái dương.

      +Rãnh đỉnh ngăn cách với thùy trán với thùy đỉnh.

      +Rãnh thái dương ngăn cách thùy trán, thùy đỉnh với thùy thái dương.

    – Bề mặt đại não: nhiều nếp gấp là các khe và rãnh tạo thành từng khúc cuộn não → Làm tăng được diện tích bề mặt tiếp xúc với vỏ não.

    Cấu tạo trong:

    – Hơn 2/3 bè mặt của não nằm trong các khe và rãnh.

    – Chất xám ở ngoài làm vỏ não, dày khoảng 2-3mm, gồm 6 lớp.

    – Chất trắng: ở trong là dây thần kinh (hầu hết bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống). Khi bị tổn thương một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần bên thân còn lại.

    Chức năng :

    – Vùng cảm giác thu nhận và phan tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài và các thụ quan ở trong.

    – Vùng vận động: vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

    Câu 3 :

    Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

    – Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

    – Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

    Cấu tạo hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. … Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm.

    Xin hay nhất

     

    Bình luận
  2. câu 1 :

    – Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

    – Phản xạ có điều kiện  là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm

    câu 2:

    Cấu tạo đại não:

    * Cấu tạo ngoài:

    – Rãnh liên bán cầu não chia não thành hai nửa bán cầu

    – Có 4 thùy: đỉnh, chẩm, thái dương, trán

    – Các khe và rãnh nhiều tạo khúc cuộn làm tăng bề mặt đại não lên 2300-2500cm2

    * Cấu tạo trong:

    – Chất xám ở ngoài tạo thành vỏ não dày từ 2-3mm gồm 6 lớp chủ yếu là tế bào hình tháp

    – Chất trắng bên trong là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh, bắt chéo nhau ở hành tủy hoặc tủy sống, trong đó còn có nhân nền

    Về chức năng:Não người có những vùng chức năng mà thú không có

    – Vùng vận động ngôn ngữ

    – Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết

    câu 3:

    *Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

    – Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

    – Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

    – Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.

    *Cấu tạo của hệ thần kinh :

    – Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh (nơron).

    – Hệ thần kinh bao gồm:

    + Phần trung ương: Não và tủy sống.

    + Phần ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh.

    Bình luận

Viết một bình luận