Câu 1: Phân tích bài ca dao hài hước số 1 (trang 90 SGK tập 1)

Câu 1: Phân tích bài ca dao hài hước số 1 (trang 90 SGK tập 1)

0 bình luận về “Câu 1: Phân tích bài ca dao hài hước số 1 (trang 90 SGK tập 1)”

  1. . Vài nét về ca dao hài hước:

    a. Ca dao hài hước là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sông của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn nhiều gian truân.

    b. Có hai loại ca dao hài hước

    – Tiếng cười hài hước tự trào; Là người lao động lấy cái nghèo của mình ra để tự cười mình, thi vị hóa cảnh nghèo. Có nghĩa là họ đã vượt lên cao hơn cảnh nghèo để lạc quan vui sống. Là tiếng cười vui cửa, vui nhà rất cần trong cuộc sống còn vất vả lo toan bộn bề và cũng rất phù hợp vối đặc tính hài hước, ưa trào lộng của nhân dân ta.

    – Tiếng cười mua vui giải trí: Có sự chọn lọc những chi tiết điển hình, hư cấu dựng cảnh tài tình, cường điệu phóng đại… để tạo ra những nét hài hước hóm hỉnh.

       Mục đích của ca dao hài hước là tạo ra tiếng cười giải trí mua vui, nhưng có nhiều trường hợp dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân cũng như để phê phán, đả kích những hạng người xấu trong xã hội

    Bình luận
  2. * Nội dung: Là tiếng cười tự trào (cười mình), khin cuộc sống quá nghèo khổ thông qua viêch thách cưới của chàng trai và cô gái. 

    – Bài ca được đặt trong thể đối đáp của chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa, nói vui. Nhưng cách nói lại giàu ý nghĩa về cuộc sông con người. Trong cuộc sống trai gái lấy nhau, hai gia đình ưng thuận thường có chuyện thách và dẫn cưới. Trong bài ca này cả dẫn và thách cưới có cái gì không bình thường.

    – Bên dẫn cưới (nhà trai) đem đến “một con chuột béo” miễn là có thú bốn chân”; còn nhà gái lại thách cưới bằng “một nhà khoai lang”.

    – Trong bài ca dao này, cả chàng trai và cô gái đều tập trung trào lộng cảnh nghèo của nhà mình. Tiếng cười tự trào có phần chua chát, nhưng vui vẻ, hài hước, rất hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan trong cuộc sống của người lao động.

    * Nghệ thuật:

    – Bài ca sử dụng các biện pháp nói quá, tương phản để tạo ra tiếng cười giàu ý nghĩa.

    + Lối nói khoa trương, phóng đại.

    Dẫn cưới: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

    + Lối nói giảm dần:

         ● Voi ⟶ trâu ⟶ bò

         ● Củ to ⟶ củ nhỏ ⟶ củ mẻ ⟶ củ rím, củ hà

    => Tận dụng đến tận cùng trong cảnh nghèo

    => Hài hước trong cảnh nghèo

    + Lối nói đối lập: đối lập giữa mơ ước với thực tế: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò đối lập với dẫn bò.

    Bình luận

Viết một bình luận