câu 1: phân tích sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở giao châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI Câu 2: nêu nét chính về nền kinh tế, văn hóa của chăm

câu 1: phân tích sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở giao châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Câu 2: nêu nét chính về nền kinh tế, văn hóa của chămpa từ thế kỉ II đến thế kỉ X\
câu 3: vì sao nói chiến thắng bạch đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? nhận xét về cách đánh giặc của ngô quyền trong trận chiến bạch đằng năm 938
Câu 4: nêu các chính sách cai trị phong kiến phương bắc đối với nước ta, trong các chính sách chính sách nào là thâm độc nhất

0 bình luận về “câu 1: phân tích sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở giao châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI Câu 2: nêu nét chính về nền kinh tế, văn hóa của chăm”

  1. c1

    – Nông nghiệp

    +, Dùng sức kéo của trâu, bò.

    +, Có đê phòng lụt.

    +, Cấy 1 năm 2 vụ.

    +, Trồng nhiều cây ăn quả.

    +, Kĩ thuật ” Dùng côn trùng diệt côn trùng “.

    – Thủ công nghiệp

    +, Nghề rèn sắt, nghế gốm, nghề dệt vải phát triển.

    +, Chính quyền đô hộ nắm được quyền về sắt.

    – Thương nghiệp

    +, Hàng hóa được trao đổi ở các chợ làng.

    +, Trung tâm: Long Biên, Luy Lâu.

    +, Có người Trung Quốc, Gia-va, Ấn – độ , …. đến buôn bán.

    +, Chính quyền đô hộ được quyền về ngoại thương.

    Kinh tế có phát triển.

    c2

    * Kinh tế:

    – Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất.

    – Các nghề thủ công như: dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng,… nghề khai thác lâm thổ sản cũng khá phát triển. Đặc biệt, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

    * Văn hóa:

    – Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.

    – Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

    – Người Chăm có tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

    c3

    *Vì đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.

    *Cách đánh giặc của Ngô Quyền

    – Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,…

    – Độc đáo:

    + Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn… chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

    + Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống…

    c4

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    – Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

    ⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

    * Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

    Bình luận

Viết một bình luận