câu 1 : phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở vùng trung du và miền núi bắc bộ. câu 2 : phân tích và trình bày nhữn

By Margaret

câu 1 : phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở vùng trung du và miền núi bắc bộ.
câu 2 : phân tích và trình bày những giá trị của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ năm 1986.
câu 3: trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản
help me

0 bình luận về “câu 1 : phân tích thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở vùng trung du và miền núi bắc bộ. câu 2 : phân tích và trình bày nhữn”

  1. câu1

    – Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.

    – Ý nghĩa của vị trí địa lí:

    + Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng

    + Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

    câu2

    -Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

    câu 3

    – Những năm gần đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển đột phá.

       + Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 t riệu tấn. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoản 42kg/năm.

       + Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấ sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản..

    – Khai thác thủy sản :

      + Sản lương khai thác thủy sản năm 2005 là 1.987, 9 nghìn tấn.

      + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đầy mạnh đánh bắt hải sản,nhưng nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt cá là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau.

    – Nuôi trồng thủy sản :

      + Nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng thủy sản, nhưng quan trọng hơn là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kĩ thuật nuôi tôm từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất.

      + Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

    Trả lời

Viết một bình luận