Câu 1: Pháp luật nước ta quy định phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của : A. Toàn dân B. Nhà trường. C. Cá nhân. D. Gia đình. Câu 2: Ba tệ nạn

Câu 1: Pháp luật nước ta quy định phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của :
A. Toàn dân B. Nhà trường. C. Cá nhân. D. Gia đình.
Câu 2: Ba tệ nạn xã hội có tính chất nguy hiểm nhất là :
A. Cờ bạc, ma túy, mại dâm. C. Cờ bạc, ma túy và trộm cướp.
B. Ma túy, trộm cướp và bạo lực gia đình. D. Cờ bạc, trộm cướp và mại dâm.
Câu 3: Chất sau đây không gây nguy hiểm cho người là:
A. Bom, mìn. B. Lương thực, thực phẩm.
C. Thuốc trừ sâu. D. Chất phóng xạ.
Câu 4: Việc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định khi cho rằng quyết định đó xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của mình đã thể hiện quyền gì của công dân?
A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Yêu cầu. D. Kiến nghị.
Câu 5: Những việc làm nào sau đây không vi phạm quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:
A. Đốt rừng trái phép. B. Cưa bom để lấy thuốc nổ.
C. Cho người khác mượn vũ khí. D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
Câu 6: Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
A. Quyết định. B. Hiến pháp. C. Pháp lệnh. D. Nghị quyết.
Câu 7: Ngày gia đình Việt Nam là:
A. Ngày 28/6. B. Ngày 15/8.
C. Ngày 30/8 D. Ngày 18/11
Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tự do ngôn luận :
A. Cho đăng bài viết nhằm vu khống người khác.
B. Phao tin đồn nhảm trong khu vực dân cư.
C. Tuyên truyền mê tín dị đoan.
D. Phổ biến kinh nghiệm của mình trong sản xuất để trao đổi, học tập.
Câu 9: Ý kiến nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội là:
A. Sống giản dị, lành mạnh.
B. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
C. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
D. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 10: Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào :
A. Ngày 5/6 B. Ngày 9/11.
C. Ngày 1/12. D. Ngày 12/1
Câu 11: Công dân không có quyền sở hữu những tài sản :
A. Của cải để dành.
B. Các bảo vật có giá trị văn hóa – lịch sử được phát hiện tình cờ.
C. Tư liệu sinh hoạt.
D. Vốn trong doanh nghiệp mà mình tham gia.
Câu 12: Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là:
A. Quốc hội C. Ủy ban thường vụ Quốc hội.
B. Hội đồng nhân dân D. Chính phủ.
Câu 13: Ngày nào trong các ngày sau là ngày pháp luật Việt Nam:
A. Ngày 23/11 B. Ngày 1/1
C. Ngày 11/9 D. Ngày 9/11
Câu 14: Hành vi vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là:
A. Khai thác rừng đến tuổi
B. Lãng phí điện, nước của gia đình
C. Kinh doanh thua lỗ nên nợ tiền ngân hàng
D. Lấy tiền Nhà nước đầu tư sản xuất để cho vay
Câu 15: Hành vi nào thể hiện tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
A. Vứt rác bừa bãi nơi công cộng.
B. Đổ các chất thải ra sông hồ.
C. Bớt xén vật liệu khi xây dựng công trình.
D. Bảo vệ của công.
Câu 16: Việc làm vi phạm quyền tự do ngôn luận là :
A. Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường lớp.
B. Khiếu nại về việc cán bộ xã không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
C. Tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống cán bộ nhà nước.
D. Gởi đơn kiện ra Tòa án đòi chia thừa kế.
Câu 17: HIV/AIDS lây truyền qua con đường:
A. Dùng chung bơm, kim tiêm B. Quan hệ tình dục an toàn
C. Dùng chung bát đũa D. Muỗi đốt
Câu 18: Trong những hành vi sau, hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ là:
A. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn
B. Cả 3 hành vi trên đều đúng
C. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm
D. Báo cháy giả
Câu 19: Con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS là những tệ nạn xã hội:
A. Mại dâm và ma túy. C. Trộm cướp và mại dâm.
B. Ma túy và trộm cướp. D. Cờ bạc và ma túy.
Câu 20: Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm có:
A. Quyền định đoạt, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng.
B. Quyền sở hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng.
C. Quyền sở hữu, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu.
D. Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền sở hữu.

0 bình luận về “Câu 1: Pháp luật nước ta quy định phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của : A. Toàn dân B. Nhà trường. C. Cá nhân. D. Gia đình. Câu 2: Ba tệ nạn”

Viết một bình luận