Câu 1: Phát biểu được khái niệm chung về quần thể, quần xã, ưu thế lai, thoái hóa giống Câu 2: Kể tên được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật,

Câu 1: Phát biểu được khái niệm chung về quần thể, quần xã, ưu thế lai, thoái hóa giống
Câu 2: Kể tên được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và các thành phần của hệ sinh thái. Cho ví dụ về mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên
Câu 3: Ghi các biện pháp và hiệu quả của việc cải tạo đất.

0 bình luận về “Câu 1: Phát biểu được khái niệm chung về quần thể, quần xã, ưu thế lai, thoái hóa giống Câu 2: Kể tên được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật,”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1: Phát biểu được khái niệm chung về quần thể, quần xã, ưu thế lai, thoái hóa giống

    Trả lời:

    – Khái niệm chung:

    + Quần thể: là tập hợp các cá thể của cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

    + Quần xã:  là 1 tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong 1 không gian xác định (sinh cảnh), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

    + Ưu thế lai:  là 1 tập hợp các quần thể sinh vật khác loài sống trong 1 không gian xác định (sinh cảnh), ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

    + Thoái hóa giống:  là tình trạng suy giảm khả năng sinh học trong một quần thể nhất định do kết quả của việc giao phối cận huyết hoặc lai tạo cùng giống giữa các cá thể có liên quan

    Câu 2: Kể tên được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và các thành phần của hệ sinh thái. Cho ví dụ về mối quan hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên

    Trả lời:

    – Đặc trưng cơ bản của:

    + Quần thể sinh vật: 1. Tỉ lệ giới tính

    –           Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực: cái của quần thể đó.

    –           Tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc nhóm tuổi và sự tử vong giữa giới cái và đực xảy ra không đồng đều nhau.

    Ví dụ: Ở rắn, thằn lằn có tỉ lệ con cái cao hơn đực vào mùa sinh sản. Sau mùa này, tỉ lệ giữa đực và cái tương đương nhau; ngồng và vịt có tỉ lệ đực : cái là 60 : 40.

    – Tỉ lệ đực : cái của một quần thể nói lên tiềm năng sinh sản của quần thể.

    2/ Thành phần nhóm tuổi

    – Tỉ lệ các nhóm tuổi là đặc trưng riêng cho mỗi quần thể, nó biểu thị khả năng phát triển của quần thể đó.

    – Những cá thể trong một quần thể được chia thành 3 loại nhóm tuổi gồm

    + Nhóm tuổi trước sinh sản.

    + Nhóm tuổi sinh sản.

    + Nhóm tuổi sau sinh sản.

    1. Mật độ quần thể:

    – Mật độ cá thể trong một quần thể là số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị thể tích.

    – Mật độ của quần thể bị thay đổi phụ thuộc bởi:

    + Nhịp ngày đêm, tuần trăng, mùa, năm và chu kì sống của sinh vật.

    + Các sự cố bất thường như động đất, cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh…

    + Nguồn thức ăn dồi dào mật độ sẽ tăng nhanh và ngược lại.

    + Quần xã sinh vật:  Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

    – Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, nhằm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

    + Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

    + Phân bố cá thể theo chiều ngang: các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như: đất màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp…như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.

    + Thành phần của hệ sinh thái: một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

    Câu 3: Ghi các biện pháp và hiệu quả của việc cải tạo đất.

    – Các biện pháp

    +Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

    +Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lý

    +Bón phân hợp lý và hợp vệ sinh

    +Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

    +Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

    -Hiệu quả

    +Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, luc lụt tạo môi trường cho nhiều loại sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học cải tạo đất khí hậu trống hiện tương lấp đầy các sông

    +Góp phần điều hòa lượng nước hạn chế lũ lụt hạn hán nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng

    +Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyềnúc  cho người và động vật.

    +Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng.

    +Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu tư hơn vào việc cải tạo đất.

    Chúc bạn học tốt <3

    Bình luận
  2. Câu 1:

    -Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

    -Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

    -Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai (thường là đời thứ nhất sau đời bố mẹ) xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt. 

    -Thoái hóa giống là tình trạng suy giảm khả năng sinh học trong một quần thể nhất định do kết quả của việc giao phối cận huyết hoặc lai tạo cùng giòng giữa các cá thể có liên quan. Thoái hoá giống thể hiện ở các cá thể thế hệ sau có sức sống giảm, sức chống chịu kém, dễ bệnh tật, ngoại hình èo uột, suy nhược, khả năng sinh sản giảm, sản lượng thấp.

    Câu 2:-Các đặc trưng 

    +Quần thể: tỉ lệ giới tính

    nhóm tuổi

    sự phân bố cá thể.

    mật độ cá thể

    kích thước quần thể 

    sự tăng trưởng của quần thể.

    +Quần xã:

    thành phần loài

    sự phân bố cá thể trong không gian quần xã 

    -Các thành phần của hệ sinh thái:

    +Thành phần vô sinh: là các yếu tố vật lý như đất,nước,không khí,ánh sáng,…

    +thành phần hữu sinh:gồm các loài sinh vật( sv sản xuất, sv tiêu thụ, sv phân giải)

    vd: cộng sinh giữa tảo đơn bào và vi khuẩn trong địa y

    hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng 

    hội sinh giữa phong lan và cây thân gỗ

    cạnh tranh ánh sáng ở thực vật 

    tầm gửi kí sinh ở cây thân gỗ 

    tảo nở hoa gây độc cho tôm cá

    bò ăn cỏ, hổ ăn bò.

    Câu 3: Các biện pháp cải tạo đất.

    +Thủy lợi:cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện đặc tính lý hóa trong đất, cải thiện độ tơi xốp đất mặt, tăng tính kết dính của cơ cấu đất, hệ vi sinh vật đất phát triển tốt hơn, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng cần thiết được tốt hơn.

    +Cày đất,làm đất:tăng cao độ phì nhiêu, thông thoáng. 

    +Luân canh, xen canh:trồng cây họ đậu làm tăng lượng đạm trong đất

    +Cải thiện độ che phủ:hạn chế bốc hơi, giữ ẩm cho đất, chống gió rét, hạn chế cỏ dại phát triển. Quản lý cỏ trong vườn cây ăn trái,tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.

    +sử dụng phân bón hữu cơ:bổ sung sự thất thoát dinh dưỡng và cải tạo đất bạc màu.

    vote hay nhất giúp mình nhé 

    Bình luận

Viết một bình luận