Câu 1:Qua truyện Thánh Gióng nhân dân ta có quan niệm như thế nào về người anh hùng chống giặc ngoại xâm? Suy nghĩ của em về quan niệm đó. Câu 2:Viết

Câu 1:Qua truyện Thánh Gióng nhân dân ta có quan niệm như thế nào về người anh hùng chống giặc ngoại xâm? Suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Câu 2:Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về1 nhân vật trong các truyện mà em đã học ở lớp 6 ( Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn tinh, Thuỷ tinh, Sự tích Hồ Gươm)
Câu 3:Vì sao trong 20 người con chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? Ý nghĩa biểu tượng bánh chưng, bánh giầy.
Cho nhan đề một bài học nhớ đời. Hãy hình dung 1 hoặc 2 cốt truyện khác nhau, xây dựng các nhân vật chính, nhân vật phụ.
*Lưu ý : Tất cả các câu và bài văn ko sao chép.*
Mọi người giúp em ạ mai em phải nộp
Đừng spam nha mn

0 bình luận về “Câu 1:Qua truyện Thánh Gióng nhân dân ta có quan niệm như thế nào về người anh hùng chống giặc ngoại xâm? Suy nghĩ của em về quan niệm đó. Câu 2:Viết”

  1. Câu 1:

    Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lồ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

    Câu 2:

    Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

    Câu 3:

    Lang Liêu

    *vì chàng là người thiệt thòi nhất

     -Sớm đã mồ côi mẹ 

     -Ra ở riêng và chỉ lo chuyện đồng áng một cách tích cực vì vậy nên nhà có rất nhiều lúa , khoai

    *Thần thực ra cũng chỉ là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.

    Nhân dân ta cũng rất đồng cảm với những nhân vật mồ côi , chăm chỉ lao động bằng tay của mình và sống chân thật , thật thà .Ông bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám),chàng Khoai (cây tre trăm đốt),…Bởi vì đây là người ”của mình” thuộc ”phe ta”

    Ý nghĩa của bánh trưng,bánh giày là:

    Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

    Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

    Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

    Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

    Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.

    Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

    MONG BẠN CHO MÌNH CTLHN NHA

    Bình luận

Viết một bình luận