Câu 1: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
Câu 2: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Tiền Lê.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hậu Lê.
Câu 3: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của
A. Làng xã
B. Nông dân
C. Địa chủ
D. Nhà nước
Câu 4: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 5: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư
Câu 6: Quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?
A. Ô Mã Nhi.
B. Triệu Tiết.
C. Hoằng Tháo.
D. Hầu Nhân Bảo.
Câu 1: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt B. Đại Việt C. Đại Ngu D. Đại Nam
Câu 2: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?
A. Nhà Lý. B. Nhà Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Hậu Lê.
Câu 3: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của
A. Làng xã B. Nông dân C. Địa chủ D. Nhà nước
Câu 4: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 5: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư
Câu 6: Quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?
A. Ô Mã Nhi. B. Triệu Tiết. C. Hoằng Tháo. D. Hầu Nhân Bảo.
chào bạn
1.Lời giải:
Vào năm 968, công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt ý nghĩa là Nước Việt Lớn
Đáp án cần chọn là: A
2.Lời giải:
– Cuối năm 979, nội bộ triều Đình trở nên lục đục. Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó, nhà Tống ý định xâm phạm giang sơn Đại Cồ Việt.
– Trước tình thế hiểm nghèo, các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng tôn Lê Hoàn lên làm vua lập nên nhà Tiền Lê
=> do đó, nối tiếp sự nghiệp của nhà Đinh là nhà Tiền Lê.
Đáp án cần chọn là: B
3.Lời giải:
Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy.
Đáp án cần chọn là: A
4.Lời giải:
Trong xã hội vua, các quan văn – võ cùng một số nhà sư tạo thành bộ máy thống trị.
Đáp án cần chọn là: B
5.Lời giải:
Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ. Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng, với nước. Nô tì là tầng lớp dưới cùng của xã hội, số lượng không nhiều
Đáp án cần chọn là: C
6.Lời giải:
Vào đầu năm 981, quân Tống do -Hầu Nhân Bảo- chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn ở quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Đáp án cần chọn là: D
chúc bạn học tốt :))