Câu 1: So sánh cấu tạo đặc biệt của Rêu với Tảo? Câu 2: Tại sao rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?

Câu 1: So sánh cấu tạo đặc biệt của Rêu với Tảo?
Câu 2: Tại sao rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?

0 bình luận về “Câu 1: So sánh cấu tạo đặc biệt của Rêu với Tảo? Câu 2: Tại sao rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?”

  1. Câu 2:

    – Tất cả các loài sinh vật muốn sống được đều cần có nước. Mỗi loài có một cấu tạo khác nhau để có thể lấy được nước vào bên trong cơ thể, thích nghi với điều kiện của chúng. Ví dụ như xương rồng, sống ở nơi khô hạn nên cần có bộ rễ đâm sâu và lan rộng mới hút được nước.

    – Ở rêu, rễ chưa có cấu tạo hoàn chỉnh, không có lông hút như các loài thực vật bậc cao, do đó hút nước nhờ vào rễ giả, qua cơ chế thẩm thấu, lượng nước lấy được không nhiều. Vì vậy nếu lượng nước trong môi trường quá ít thì rêu không thể lấy được. Mặt khác, thân cây rêu chưa có mạch dẫn, quá trình dẫn nước từ rễ lên lá cũng khó khăn

    → Rêu chỉ sống được nơi ẩm ướt

    Câu 1:

    – Giống: Đều là thực vật bậc thấp

    – Khác:

     + Rêu: Có thân và lá thật, rễ giả. Cấu tạo đa bào. Có cơ quan sinh sản là túi bào tử

     + Tảo: Chưa có rễ, thân, lá. Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào. Chưa có cơ quan sinh sản riêng biệt

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     Câu 1:- Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu: chỉ có dạng đa bào. –   tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả

    Câu 2: Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: – Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả). … Rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh).

    Tick điểm mik nhé bạn

    Bình luận

Viết một bình luận