Câu 1 . Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút là gì ? Câu 2 . Miền hút gồm những phần chính nào ? Câu 3 . Vì sao phải tr

Câu 1 . Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút là gì ?
Câu 2 . Miền hút gồm những phần chính nào ?
Câu 3 . Vì sao phải trồng cây đúng thời vụ ?
Câu 4 . Nhiệm vụ chính của rễ cây là gì ? Dựa theo hình dáng bên ngoài của rễ cây, có thể chia rễ thành mấy loại ?

0 bình luận về “Câu 1 . Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút là gì ? Câu 2 . Miền hút gồm những phần chính nào ? Câu 3 . Vì sao phải tr”

  1. Câu 1

    * Giống nhau :
    + Đều là những đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật.

    + Đều có các thành phần như : vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào

    * Khác nhau :

    – Tế bào thực vật:

    + Không bào nhỏ

    + Nhân nằm ở giữa tế bào khi tế bào còn non, nằm sát tế bào khi tế bào già

    + Có lục lạp

    – Tế bào lông hút:

    + Không bào lớn

    + Nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút 

    + Không có lục lạp

    Câu 2

    – Miền hút gồm 2 phầnPhần vỏ và trụ giữa. – Mỗi lông hút là 1 tế bào bởi vì chúng có cấu tạo là 1 tế bào: gồm vách tế bào, tế bào chất, màng sinh chất,nhân, không bào.

    Câu 3

    – Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó… Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.

    Câu 4

    Rễ cây là một cơ quan sinh dưỡng của thực vật, thực hiện các chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn  cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng,  cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

    Dựa theo hình dáng bên ngoài của rễ cây, có thể chia rễ thành 2 loại rễ cọc và rễ chùm .

    Bình luận
  2. Câu 1 .

    Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như : vách chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. Tế bào lông hút có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí của nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút. Tế bào lông hút không có lục lạp.

    Câu 2 .

    Miền hút gồm 2 phần chính : vỏ và trụ giữa.

    –           Vỏ là phần ngoài cùng của rễ, vỏ gồm biểu bì ở phía ngoài, thịt vỏ ở phía trong.

    + Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. Trên biểu bì có nhiều lông hút. Chiều dài mỗi lông hút khoảng 0,5mm, là tế bào biểu bì kéo dài, có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.

    + Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau, chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

    –        Trụ giữa gồm hai thành phần là các bó mạch và ruột.

    + Bó mạch : có hai loại mạch là mạch rây (gồm những tế bào có vách mỏng làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây) và mạch gỗ (gồm những tế bào có vách dày hoá gỗ, không có chất tế bào, có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ rẻ lên thân, lá).

    + Ruột gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ. Ruột là phần trong cùng của rỗ.

    Câu 3 .

    Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây : các loại đất khác nhau, thời tiết, khí hậu… Vì vậy, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt không những cần cung cấp đủ nước, muối khoáng mà còn phải tạo những điều kiện thuận lợi cho cây như : trồng đúng thời vụ, chống rét, chống úng cho cây… Tùy từng loại cây khác nhau mà chọn loại đất thích hợp.

    Câu 4 .

    Rễ cây giữ cho cây mọc được trên đất, hút nước và muối khoáng hòa tan.

    Dựa theo hình thái bên ngoài của các loại rễ, có thể chia rễ thành 2 loại :

    –         Rễ cọc : gồm rễ cái to khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. Ví dụ : rễ cây bưởi, cải, cao su, cây cà phê…

    –         Rễ chùm : gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm . Ví dụ : rễ cây ngô, lúa, cây hành, tỏi, cau…

    Bình luận

Viết một bình luận