Câu 1: Tác hại của tệ nạn xã hội?
câu 2: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về phong chống tệ nạn xã hội
Câu 3: HIV gây ra mối nguy hại gì?
Câu 4: Quy định của nước ta về phòng chống nhiễm HIV/AIDS là gì
Câu 5: Kể tên các vũ khí cháy nổ và các chất độc hại và Tác hại của nó
Câu 6: Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ là gì?
Câu 7: Quyền sở hữu tài sản công nhân là gì? Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện như thế nào?
Câu 8: Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân là gì
Câu 9: Quyền tự do ngôn luận là gì
Câu 10: Hiến Pháp là gì? Hiến pháp quy định những điều nào
Câu 11: Quyền tự do ngôn luận có những hình thức thể hiện nào
Câu 12: trách nhiệm của công dân đối với quyền sở hữu tài san
Câu 13: Thề nào là tính bắt buộc của pháp luật nêu 3 VD
câu 14: Để phòng ngừa tệ nạn xã hội pháp luật nước ta nghiêm cấm trẻ em điều gì?
Câu 15: em hãy đóng vai tuyên truyền riêng để giải thích cho bạn bè những người xung quanh hiểu rõ mối quan hệ tệ nạn xã hội và HIV/AIDS
mik cần gấp huhu do điểm ít mn thông cảm hộ mik T^T
Câu 1: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi. Làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển. Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy,mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ.
Câu 2:
Pháp luật quy định :
Nghiêm cấm :
Tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức;
Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy… Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm…
Đối với trẻ em:
Không được đánh bạc, hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích;
Nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào con đường tệ nạn xã hội …
Câu 3: Tác hại của HIV/AIDS : nó đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người và tương lai nòi giống dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội đất nước.
Câu 4:
Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta quy định như sau:
Đối với mọi người:
Thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS
Không phân biệt đối xử
Tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác.
Người nhiễm HIV/AIDS:
Có quyền được giữ bí mật về tình trạng HIV/AIDS
Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền bệnh cho động đồng.
Câu 5:
-Các loại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại như: bom,mìn,súng,pháo nổ,axit,ga,chất độc da cam,…
-Tác hại:
+Mất tài sản, tính mạng, nhà cửa,..
+Bị thương, tàn phế, có thể gây ra chết người
+Ảnh hưởng đến mọi người
Câu 6:
Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
-Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
-Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
-Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn
Câu 7: -Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
-Quyền chiếm hữu là: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
-Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Câu 8:
Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.
Câu 9: Là quyền được phép bày tỏ ý kiến cá nhân một cách rõ ràng, không phải e sợ sự trả thù hay trừng phạt từ chính quyền hay xã hội. “Tự do ngôn luận” đồng nghĩa với tự do được diễn đạt hay thể hiện bằng lời nói, hành động tìm kiếm chia sẻ thông tin hoặc quan điểm, không phân biệt sử dụng phương tiện truyền thông nào.
Câu 10: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
1.
Tác hại của tệ nạn xã hội:
– Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
– Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
– Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
2.
Pháp luật nước ta quy định:
– Đánh bạc đưới bất cứ hình thức nào…
– Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển , tàng trữ , mua bán , sử dụng, tổ chức sử dụng , lôI kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma tuý….
– Những người nghiện ma tuý buộc phảI cai nghiện
– Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ…..
Đối với trẻ em :
– Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
– Nghiêm cấm dụ dỗ, lôl kéo trẻ em sử dụng các chất trên
– Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…
– Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
3.
Tác hại của HIV
– Nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người.
– Ảnh hưởng đến tương lai nòi giống của dân tộc.
– Ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội đất nước.
4.
Tham gia hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng đồng, không tham gia vào các hành vi nguy cơ.
Người bị nhiễm có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS và có quyền không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS.
5.
Vd: chất độc màu da cam,bom,khí ga,thuốc súng,thốc nổ ,bom….
Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
– Gây chết người
– Ảnh hưởng đến sức khỏe
– Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
– Gây tàn phế
– Ô nhiễm môi trường
6.
Các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại :
– Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại
– Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn.
7.
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm ( không ghi cũng được )
Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
Công dân có quyền nắm giữ, quản lí tài sản và được pháp luật bảo hộ
Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
Công dân có quyền khai thác, sử dụng tài sản mà mình quản lí
Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho…
Công dân có quyền mua, bán, tặng,.. tài sản của mình
Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác là:
8. Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
9. Quyền tự do ngôn luận: là quyền được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.
10. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triền đất nước, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. ( KHÔNG CHẮC CHẮN LẮM)
11. Quyền tự do ngôn luận
12. Trách nhiệm của công dân đối với quyền sở hữu tài sản
13. Tính bắt buộc của pháp luật
Cưỡng chế ( bắt buộc ) là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục.
VD:
+ Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
+ Luật giao thông quy định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của bảo luật.
+ Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
14.
Đối với trẻ em :
– Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
– Nghiêm cấm dụ dỗ, lôl kéo trẻ em sử dụng các chất trên
– Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…
– Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
15.
– Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật, gây nhiều hậu quả xấu về mọi mặt đối với xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Những người sa vào các tệ nạn xã hội thường là những người có cuộc sống buông thả, không lành mạnh, kém hiểu biết, đua đòi, nghiện ngập cờ bạc, hút chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi… Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/AIDS.
– Tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm, kim tiêm làm HIV/AIDS lẳy truyền qua đường máu.
– Quan hệ tình dục bừa bãi đã truyền HIV/AIDS cho nhau và lây truyền từ mẹ sang con.