Câu 1: Tại sao người bị đục thủy tinh thể có thể dẫn tới mù lòa? Câu 2: Tại sao chúng ta nhìn rõ màu sắc vật vào ban ngày hoặc đèn ánh sáng mạnh nhưng

Câu 1: Tại sao người bị đục thủy tinh thể có thể dẫn tới mù lòa?
Câu 2: Tại sao chúng ta nhìn rõ màu sắc vật vào ban ngày hoặc đèn ánh sáng mạnh nhưng mà không nhìn rõ màu sắc vật khi ánh sáng yếu?
Câu 3: Tại sao khi đi từ chỗ nắng vào chỗ râm mát ban đầu ta không thấy gì?
Câu 4: Tại sao khi đi từ chỗ râm mát ra chỗ nắng ban đầu ta sẽ thấy chói mắt?

0 bình luận về “Câu 1: Tại sao người bị đục thủy tinh thể có thể dẫn tới mù lòa? Câu 2: Tại sao chúng ta nhìn rõ màu sắc vật vào ban ngày hoặc đèn ánh sáng mạnh nhưng”

  1. Đáp án:

     Câu 1:

    Vì: Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.

    Câu 2:

    Vì:

    Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.

    Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.

    Câu 3:

    Tại vì: Trong môi trường nắng, ánh sáng mạnh, đồng tử của mắt thường co lại để tránh nguồn sáng mạnh. Ngược lại, trong môi trường râm, mát, đồng tử mắt sẽ thường giãn nở to để đón ánh sáng vào nhiều hơn.

    => Khi đi từ chỗ nắng vào chỗ râm mát ban đầu ta không thấy gì

    Câu 4:

    Cách giải thích gần giống câu 3 bạn nhớ

    —- Chúc bạn học tập tốt —

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận