câu 1; tại sao nói CHÂU MĨ là 1 lãnh thổ rộng lớn; câu 2; trình bày đặc điểm cơ bản cấu trúc địa hình của bắc mĩ câu 3 trình bài đặc điểm cơ bản cấu

By Faith

câu 1; tại sao nói CHÂU MĨ là 1 lãnh thổ rộng lớn;
câu 2; trình bày đặc điểm cơ bản cấu trúc địa hình của bắc mĩ
câu 3 trình bài đặc điểm cơ bản cấu trúc địa hình của NAM MĨ
câu 4;chứng minh rằng dân cư TRUNG và NAM MĨ phân bố ko đồng đều
câu 5; những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp HOA KÌ và CAN-NA-ĐA đạt đến trình độ cao

0 bình luận về “câu 1; tại sao nói CHÂU MĨ là 1 lãnh thổ rộng lớn; câu 2; trình bày đặc điểm cơ bản cấu trúc địa hình của bắc mĩ câu 3 trình bài đặc điểm cơ bản cấu”

  1. câu 1 :Châu Mỹ rộng hơn 42 triệu km2, đứng thứ 2 trên thế giới. So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hơn cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mỹ là eo đất Panama rộng không đến 50 km. Kênh đào Panama đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương châu Mỹ trải rộng trên 2 lục địa: lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

    câu 2:

    71°59′ Bắc – 53°54′ Nam)

    • Nằm hoàn toàn ở Tây Bán cầu.
    • Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
    • Phía Tây giáp Thái Bình Dương.
    • Phía Đông giáp Đại Tây Dương.
      Câu 3:giống câu 2 rồi bạn ơi

      câu 4:Do tập trung ở ven biển, của sông và các cao nguyên, thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.

      Câu 5:

    • Có nhiều hồ rộng  sông lớn.
    • Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
    • Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… …
    • Phần lớn có khí hậu ôn đới  một phần cận nhiệt đới.
    • Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

    Trả lời
  2.  Câu1

    Phạm vi lãnh thổ:

    + Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ: từ vùng cực Bắc tới vùng cực Nam và nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây.

    + Diện tích: 42 triệu km2

    – Vị trí địa lí:

    + Tiếp giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

    + Kênh đào Panama cắt qua eo đất Panama -> nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

    Câu 2

    Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

    – Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

    – Ở giữa là miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

    – Phía Đông là miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc – tây nam

    Câu 3

    Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
    – Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
    + Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
    + Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi

    Câu 4

    Giải thích nguyên nhân dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều ?

    Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.
    Đồng bằng A-ma-dôn: chủ yếu là rừng rậm xích đạo; khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ; nhưng chưa được khai phá hợp lí
    Nam An-đét: Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt quanh năm .

     Câu 5

    Để đạt được sự phát triển đến trình độ cao như ngày hôm nay của nền nông nghiệp, cả Hoa Kì và Ca na đa đã có được những điều kiện thuận lợi để làm nền tảng. Đó là:

    • Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
    • Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
    • Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ… số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
    • Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
    • Lao động có trình độ cao, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
    • Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp.

    Trả lời

Viết một bình luận