Câu 1: Tại sao uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể bị mắc bệnh tả ? Liên hệ cần làm gì để phòng bệnh tả? Câu 2: Tại sao nói chuyện th

Câu 1: Tại sao uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể bị mắc bệnh tả ? Liên hệ cần làm gì để phòng bệnh tả?
Câu 2: Tại sao nói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể bị lây ? Liên hệ cần làm gì để phòng tránh lây bệnh lao phổi?
Câu 3: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại cho sức khỏe con người như thế nào?
Câu 4: Tại sao thức ăn để ở điều kiện bình thường có thể bị ôi thiu? Liên hệ cần làm gì để thức ăn không bị ôi thiu?
Câu 5: Hiểu biết của em về virut? kể một số bệnh do virut gây nên? Bản thân cần làm gì để phòng bệnh do virut corona?

0 bình luận về “Câu 1: Tại sao uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể bị mắc bệnh tả ? Liên hệ cần làm gì để phòng bệnh tả? Câu 2: Tại sao nói chuyện th”

  1. Câu 1:

       Bệnh tả lây qua đường tiêu hoá (phân và miệng). Mà nguyên nhân chính khiến dịch tả bùng phát là do hậu quả của ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Ngoài ra các loại thực phẩm tươi sống như sò, ốc, trái cây, rau củ quả cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh tả.

    ⇒ Vì thế chúng ta không uống nước lã hoặc uống nước không đun sôi

       Để phòng bệnh tả, cần:

            + Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

            + Trong mỗi hộ gia đình phải có một nhà tiêu hợp vệ sinh, không được đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần bệnh nhân tiêu chảy đi tiêu.

            + Phân và chất thải của người bệnh sau khi đi phải được đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào nhà tiêu để sát khuẩn.

            + Mọi người, mọi gia đình đều thực hiện ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn rau sống, không uống nước lã

            + Không ăn những thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

    Câu 2:

        Bệnh lao phổi lây qua đường hô hấp. Chỉ cần bạn tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh như trò chuyện, cười đùa là nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao. Sự truyền nhiễm lây lan còn cao hơn khi người bệnh ho, khạc nhổ hay hắt hơi. Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào người bệnh và hình thành bệnh

        Để phòng tránh lây bệnh lao phổi?

    Hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với người bệnh.

    – Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

    – Tạo thói quen luyện tập mỗi ngày để nâng cao thể trạng.

    – Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ

    – Tiêm vaccine ngừa chủng vi khuẩn gây bệnh.

    Câu 3:

    – Cây thuốc lá: Thuốc lá là cây công nghiệp, lá được chế biến làm thuốc hút. Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi.

      ⇒ Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi.

    – Cây thuốc phiện: Trong nhựa tiết ra từ quả của cây này chứa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.

      ⇒ Hút thuốc phiện sẽ gây nghiện, nguy hại cho sức khỏe.

    Câu 4:

    – Thức ăn ôi thiu là tình trạng thức ăn nấu chín để quá lâu hoặc do ảnh hưởng của nhiệt độ mà thức ăn đã bị hỏng, bị lên men, thối rữa hoặc biến chất do vi khuẩn xâm nhập.

    Để thức ăn không bị ôi thiu, cần:

      – ĐUN LẠI THỨC ĂN THƯỜNG XUYÊN SAU KHI SỬ DỤNG.

      – BẢO QUẢN THỨC ĂN TRONG NGĂN MÁT TỦ LẠNH HOẶC NGĂN ĐÁ

      – SỬ DỤNG TỦ HÂM NÓNG CHUYÊN DỤNG BẢO QUẢN THỨC ĂN.

    Câu 5:

    – Virus là một tác nhân truyền nhiễm có kích thước vô cùng nhỏ bé, có khả năng sinh sản ở bên trong các tế bào vật chủ sống. Khi bị nhiễm bệnh, tế bào chủ bị ép phải nhanh chóng sản sinh ra hàng ngàn bản sao giống hệt cấu trúc virus ban đầu.

    – Một số bệnh do virus gây nên:

       + Cảm lạnh. Cảm lạnh là nhiễm virus đường hô hấp trên và do nhiều loại virus gây nên. Virus xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt hoặc mũi. …

        +  Viêm họng. Viêm họng là đau, trầy xước hoặc kích thích cổ họng khi nuốt. …

        + Bệnh cúm. Bệnh cúm là bệnh nhiễm vi khuẩn đường hô hấp trên như mũi, cổ họng và phổi.

    Để phòng bệnh do virus Corona, cần:

       + Tiêm vắc-xin.

       + Khẩu trang. Hướng dẫn đối với khẩu trang. Khẩu Trang Giúp Bảo Vệ Tất Cả Chúng Ta. Cách đeo khẩu trang. Cách bảo quản và giặt khẩu trang​ …

       + Dung dịch sát trùng tay.

       + Đeo Găng Tay.

       + Vệ sinh nhà 

       + Cải thiện hệ thống thông khí trong nhà

    Xin hay nhất!!!

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     câu 1:

    bệnh tả lây qua đường tiêu hoá (phân và miệng). Mà nguyên nhân chính khiến dịch tả bùng phát là do hậu quả của ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Ngoài ra các loại thực phẩm tươi sống như sò, ốc, trái cây, rau củ quả cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh tả.

    ====>vì thế chúng ta không uống nước lã hoặc uống nước không đun sôi

    Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi; tránh tập trung ăn uống đông người; hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

    An toàn vệ sinh thực phẩm: mọi nhà, mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi; không ăn rau sống, uống nước lã; không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

    Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch.

    câu 3:

    Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôrin dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá, đặc biệt khi còn nhỏ tuổi.

    Trong nhựa tiết ra từ quả của cây thuốc phiện chứa moocphin và herôin là những chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội.

    câu 4;

    + Thức ăn: rau, quả, thịt, cá … để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi thiu
    + Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô, làm lạnh, ướp muối, …

    câu 5:

    AIDS, Cúm, cúm gia cầm, viêm não Nhật bản, Ebola…

    Cần: thực hiện quy tắc 5k

    đeo khẩu trang đi ra ngoài đường

    ko tụ tập đông người 

    Bình luận

Viết một bình luận