Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì ? Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết , nguyên nhân chủ qua đẫn đến tệ nạn xã hội
Câu 2. nêu các biểu hiện của đức tính tự tin . Cho ví dụ ?
Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì ? Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết , nguyên nhân chủ qua đẫn đến tệ nạn xã hội
Câu 2. nêu các biểu hiện của đức tính tự tin . Cho ví dụ ?
Tệ nạn xã hội hay vấn đề xã hội là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong xã hội. Một vấn đề xã hội có nhiều phạm trù về chiều sâu cũng như vẻ ngoài. Đó là một vấn đề phổ biến chúng ta thấy xảy ra trong xã hội. Một vấn đề xã hội có thể được coi là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều người và nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề này. Nó thường là hậu quả của các yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân và là nguồn gốc của một ý kiến trái ngược nhau trên cơ sở những gì được coi là đời sống cá nhân đúng đắn hoặc không chính xác hoặc đời sống xã hội giữa các cá nhân. Các tệ nạn xã hội được phân biệt với các vấn đề kinh tế; tuy nhiên, một số vấn đề (như nhập cư) có cả khía cạnh xã hội và kinh tế. Cũng có những vấn đề không thuộc một trong hai loại, như chiến tranh.
Có thể có những bất đồng về những vấn đề xã hội nào đáng để giải quyết, hoặc vấn đề nào cần được ưu tiên. Các cá nhân khác nhau và các xã hội khác nhau có nhận thức khác nhau.
các tệ nạn xã hội :
Đua xe trái phép. Cá độ cờ bạc, cá độ đá bóng. Tiêm chích ma túy. Mại dâm.
Biểu hiện của sự tự tin :
– Nói to, dõng dạc
– Mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện
– Miệng luôn tươi cười với mọi người
– Giơ tay thẳng khi muốn có ý kiến
– Lắng nghe ý kiến của mọi người và có phản hồi
C1 Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu đời sống xã hội.
Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:
+ Thói hư, tật xấu.
+ Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
+ Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…
C2
Ví dụ về sự tự tin
+ Trong học tập: Là một học sinh tự tin, Lan luôn mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến. Lan nói rất bình tĩnh, dõng dạc, không hề bị run hay ấp úng. Trong giờ kiểm tra, Lan thường tập trung vào làm bài của mình. Trong khi đó, Hương (một người không tự tin), làm xong bài, nhìn sang thấy đáp án của Lan khác đáp án của mình nên vội vàng chữa lại. Sau đó, Hương lại nhìn thấy đáp án của Hoàng khác, cuống lên định chép thì hết giờ.
+ Trong công việc: Trong buổi họp, Hùng mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về mục tiêu tháng mới. Khi công ty tổ chức giao lưu văn nghệ, Hùng tích cực hỗ trợ và tham gia hát, nhảy cùng mọi người.
+ Trong cuộc sống: Tự tin thể hiện ở những việc đơn giản như không ngại tiếp xúc với người khác. Chủ động nói chuyện với người nước ngoài. Tự mình suy nghĩ và quyết tâm làm, không phải việc gì cũng hỏi người khác,…
Biểu hiện của sự tự tin
Từ những ví dụ cụ thể về tự tin là gì như ở trên, mọi người có thể dễ dàng nhận ra những biểu hiện của nó.
+ Luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
+ Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, không rụt rè, ba phải, dựa dẫm.
+ Chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Người tự tin luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình
+ Kiên trì, bền bỉ gặt hái thành công. Luôn hiểu và chấp nhận “thất bại là mẹ thành công”.
+ Thường nhận được phản hồi tốt, đánh giá cao từ mọi người.
+ Có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, chịu khó tìm hiểu, mày mò. Khi tự tin, bạn có thể nói, làm những gì bạn hiểu và biết một cách chắc chắn. Bạn không sợ sai lầm hay không sợ bị chỉ trích. Còn nếu bạn vừa không tự tin, vừa không chịu tìm hiểu nâng cao kiến thức, bạn sẽ dễ bị hỏi vặn lại. Và khi đó, bạn lại ấp úng, thiếu tự tin là điều dễ hiểu.
+ Nhận ra tầm quan trọng của bản thân,…