câu 1: Thế nào là sự sôi? Sự bay hơi, sự sôi khác nhau và giống nhau ở điểm nào? câu 2: Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo t

By Sarah

câu 1: Thế nào là sự sôi? Sự bay hơi, sự sôi khác nhau và giống nhau ở điểm nào?
câu 2: Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất A trả lời câu hỏi sau:
1) Nhiệt độ nóng chảy của chất A là (90 độ C)
chất A là…
2) thời gian nóng chảy của chất rắn là (10 phút)
ở 70 độ C chất A tồn tại ở thể…
câu 3: tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương sáng trở lại?
câu 4: Nam muốn ăn thức ăn nóng và định bỏ thịt hộp đóng hộp mới mua vào xoong nước để đun sôi lên. Mẹ vội vàng ngăn lại và nói rằng làm thế rất nguy hiểm.
Em hãy giải thích cho Nam vì sao không được làm thế và phải làm như thế nào mới được?
giúp mình với ạ :<<<<< 30 điểm lận nha

0 bình luận về “câu 1: Thế nào là sự sôi? Sự bay hơi, sự sôi khác nhau và giống nhau ở điểm nào? câu 2: Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo t”

  1. 1,Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi nhưng nước bây giờ đều có tạp chất nên nhiệt độ sôi chỉ chừng 100 độ, có khi cao hơn, có khi thấp hơn vài độ.

    *Khác nhau và giống nhau:

    -Sự bay hơi là quá trình hoá hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Các phân tử của chất lỏng chuyển động vì nhiệt, một số phần tử ngẫu nhiên có vận tốc lớn hơn vận tốc trung bình và đủ lớn để thắng được lực hút tác dụng lên nó, hướng về phía trong chất lỏng. Do có vận tốc lớn và hướng ra ngoài, những phần tử ấy sẽ đi qua mặt thoáng, ra ngoài chất lỏng và trở thành phần tử hơi của chính chất ấy. Đó là quá trình bay hơi.

    -Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

    -Sự bay hơi có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ, còn sự sôi chỉ xảy ra tại một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng

    2,

    1,Nhiệt độ nóng chảy của chất A là (90 độ C) chất A là băng phiến.

    2,Thời gian nóng chảy của chất rắn là (10 phút) ở 70 độ C chất A tồn tại ở thể rắn

    3,Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương.Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng lại.

    4,Do những hộp đóng thịt thường làm bằng những chất dãn nở vì nhiệt ít, nếu Nam bỏ thịt đóng trong hộp vào xoong nước để đun, nước lẫn thịt trong hộp sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp nắp và hộp cản trở, gây ra lực làm nổ hộp, từ nổ hộp sẽ ảnh hưởng đến xoong nước đang đun sôi có thể bị đổ, nếu Nam đứng bị trúng sẽ bị bỏng.

    Học tốt ^^

    Trả lời
  2. 1.

    Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng.

    *Khác nhau và giống nhau:

    Sự bay hơi là quá trình hoá hơi xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. Các phân tử của chất lỏng chuyển động vì nhiệt, một số phần tử ngẫu nhiên có vận tốc lớn hơn vận tốc trung bình và đủ lớn để thắng được lực hút tác dụng lên nó, hướng về phía trong chất lỏng. Do có vận tốc lớn và hướng ra ngoài, những phần tử ấy sẽ đi qua mặt thoáng, ra ngoài chất lỏng và trở thành phần tử hơi của chính chất ấy. Đó là quá trình bay hơi.

    -Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.

    -Sự bay hơi có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ, còn sự sôi chỉ xảy ra tại một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng

    2.

    1) Băng phiến.

    2) Thể rắn

    3.

    Vì trong hơi thở của người có hơi nước . Khi gặp mặt gương lạnh , hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương .Sau 1 thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí làm mặt gương sáng lại

    4.

    Do những hộp đóng thịt thường làm bằng những chất dãn nở vì nhiệt ít, nếu Nam bỏ thịt đóng trong hộp vào xong nước để đun, nước lẫn thịt trong hộp sẽ nóng lên, nở ra, thể tích tăng gặp nắp và hộp cản trở, gây ra lực làm nổ hộp, từ nổ hộp sẽ ảnh hưởng đến xoong nước đang đun sôi có thể bị đổ, nếu Nam đứng bị trúng sẽ bị bỏng

    Trả lời

Viết một bình luận