Câu 1: Thời Tiền Lê, nhân dân ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của triều đại phong kiến nào ở phương Bắc? A. Nhà Hán. B. Nhà Nguyên. C

Câu 1: Thời Tiền Lê, nhân dân ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của triều đại phong kiến nào ở phương Bắc?
A. Nhà Hán.
B. Nhà Nguyên.
C. Nhà Minh.
D. Nhà Tống.
Câu 2: Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, ai đã đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc đến không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?
A. Lý Công Uẩn.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Lê Hoàn.
Câu 3: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý được thể hiện trong sách lược nào?
A. Tiên phát chế nhân
B. Vườn không nhà trống.
C. Lập phòng tuyến Như Nguyệt.
D. Ngụ binh ư nông.
Câu 4: Từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhân dân Đại Việt phải tiến hành những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nào?
A. Chống Tống, chống Mông – Nguyên, chống Xiêm, chống quân Minh.
B. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.
C. Hai lần chống Tống, chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh.
D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.
Câu 5: Thời Tiền Lê, ai là người trực tiếp chỉ huy quân dân ta đánh thắng quân Tống xâm lược?
A. Lý Thường Kiệt.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Ngô Quyền.
D. Lê Hoàn.
Câu 6: Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, để đối phó với thế mạnh của địch, cả ba lần nhà Trần đều thực hiện kế sách
A. lập phòng tuyến sông Bạch Đằng.
B. ngụ binh ư nông.
C. tiên phát chế nhân.
D. vườn không nhà trống.
Câu 7: Câu thơ “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân để thay cường bạo” là tư tưởng chủ đạo của quân dân ta trong cuộc kháng chiến nào?
A. Chống Tống.
B. Chống Minh.
C. Chống Thanh.
D. Chống Mông – Nguyên.
Câu 8: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?
A. Chi Lăng – Xương Giang (1427).
B. Chí Linh (1424).
C. Diễn Châu (1425).
D. Tốt Động – Chúc Động (1426).
Câu 9: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai?
A. Quân Tống rút về nước, quân dân ta cùng ca khúc khải hoàn.
B. Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
C. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta tập kích sang đất Tống.
D. Ba mươi vạn quân Tống kéo vào nước ta.
Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên?
A. Quân dân Đại Việt đoàn kết một lòng quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
C. Quân Mông – Nguyên không quen với chiến trường sông nước.
D. Nhà Trần có nhiều tướng giỏi, đặc biệt là Trần Hưng Đạo.

0 bình luận về “Câu 1: Thời Tiền Lê, nhân dân ta phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của triều đại phong kiến nào ở phương Bắc? A. Nhà Hán. B. Nhà Nguyên. C”

  1. 1.D Nhà Tống.

    2.B Lý Thường Kiệt.

    3.A Tiên phát chế nhân.

    4.D Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống quân Minh.

    5.D Lê Hoàn.

    6.D Vườn không nhà trống.

    7.B Chống Minh.

    8.A Chi Lăng – Xương Giang (1427).

    9.B Cuộc chiến diễn ra ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.

    10.C Quân Mông – Nguyên không quen với chiến trường sông nước.

    Bình luận

Viết một bình luận