Câu 1 : tìm hiểu triều Lê đã có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước? Câu 2 : tìm hiểu xã hội thời Lê có những giai cấp tầng lớp nào? Câu 3

Câu 1 : tìm hiểu triều Lê đã có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước?
Câu 2 : tìm hiểu xã hội thời Lê có những giai cấp tầng lớp nào?
Câu 3 : 1/Hoàn thành bảng thống kê nững thành tựu nông- thủ công và thương nghiệp của Đại Việt thời Lê sơ:
Lĩnh vực Thành tựu:
Nông nghiệp :
Thủ công nghiệp :
Thương nghiệp:
Câu 4 : tìm hiểu thời Lê sơ đạt được những thành tựu to lớn về văn hóa, giáo dục, KHKT như thế nào?
Em cần gấp anh cj nào TL hết e vote 5 sao+ câu TL hay

0 bình luận về “Câu 1 : tìm hiểu triều Lê đã có biện pháp gì để phát triển buôn bán trong nước? Câu 2 : tìm hiểu xã hội thời Lê có những giai cấp tầng lớp nào? Câu 3”

  1. Câu 1:

    * Nội thương:

    – Hoạt động nội thương của Đại Việt trong thế kỷ 15 chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm giữa các địa phương.

    – Nhờ hệ thống đường sá được xây dựng và đường sông được khơi đào, việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương khá thuận lợi.

    – Thăng Long: Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất.

    * Ngoại thương:

    Đường biển:

    + Trên cửa khẩu dọc biên giới miền duyên hải, triều đình lập cơ quan kiểm soát ngoại thương rất khắt khe.

    + Những nhà buôn ngoại quốc đến Đại Việt buôn bán phải vào những nơi quy định như Vân Đồn, Càn Hải, Hội Thống, Hội Triều, Thông Lãnh, Phú Lương, Tam Kỳ, Trúc Hoa, không được tự ý vào các trấn.

    + Các thuyền ngoại quốc vào buôn bán chỉ được ra vào hạn chế tại một số cảng, chủ yếu là Vân Đồn. Tại các cửa biển có các quan Sát hải sứ kiểm soát tàu bè, các An phủ ty và Đề Bạc ty kiểm soát buôn bán và đi lại.

    Câu 2:

    – Giai cấp địa chủ, quan lại: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

    – Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

    – Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

    – Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

    Câu 4:

    * Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

    – Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được thi.

    – Ở các đạo, phủ đều có trường công.

    – Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.

    – Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

    * Những thành tựu về văn hóa:

    – Văn học:

    + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

    – Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    – Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    – Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

    – Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    – Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    Bình luận

Viết một bình luận