câu 1: tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì thể hiện như thế nà câu 2: sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng đầu tiên của triều đình Huế tr

câu 1: tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì thể hiện như thế nà
câu 2: sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng đầu tiên của triều đình Huế trước thực dân Pháp Em hãy nêu nội dung của sự kiện đó?
câu3: sự kiện nào thể hiện sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp vì sao?

0 bình luận về “câu 1: tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì thể hiện như thế nà câu 2: sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng đầu tiên của triều đình Huế tr”

  1. câu 1:

    – Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

    + Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

    + Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

    + Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

    – Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

    + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

    + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,…

    – Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì

    MÌNH CHỈ BIẾT THẾ NÀY THÔI Ạ, CHÚC BẠN HỌC TỐT

    Bình luận
  2. C1: 

    – Từ lúc thực dân Pháp kéo vào xâm chiếm nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống trả quyết liệt. Thể hiện ở chỗ:

    + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)
    + Cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo
    + Nhiều trung tâm kháng chiến đã ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc,… với nhiều tấm gương anh hùng như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…

    + Đã có nhiều nhà Nho yêu nước sử dụng ngòi bút của mình để viết lên văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ phòng trào và lòng yêu nước như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, ….
    + Từ năm 1867 -> 1875, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

    C2: 

    Sự kiện kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất của triều đình Huế với thực dân pháp đã đánh dấu cho sự đầu hàng đầu tiên của nhà Nguyễn. Nội dung: Mặc dù các phong trào luôn nổi dậy để chống sự đàn áp của thực dân Pháp. Nhưng ngược lại, quân triều đình Huế lại chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. Số lượng của kẻ địch còn chưa đến 1000 tên do phải điều động phần lớn sang Trung Quốc và châu Âu. Với số lượng đó cùng với những binh khí như hỏa lực, súng máy, vũ khí hạng nặng, buộc cho triều đình Huế phải kí Hiệp ước Nhâm Tuất:
    + Nhượng cho chúng 3 tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn;
    + Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán;
    + Cho phép người Pháp và TBNha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đó;
    + Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc;
    + Bắt buộc phải đàn áp nhân dân ngừng kháng chiến nếu muốn Pháp “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình.
    C3:
    Sự kiện lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, đã thể hiện sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp. Vì:
    + Chúng có những binh khí, vũ khí hạng nặng như súng trường, súng máy,… Ngược lại quân ta chỉ có những vũ khí bình thường như giáo mác, hay pháo,..
    + Tính chỉ huy và cách đối xử của nhà Nguyễn không được lòng nhân dân
    + Nhân dân chống trả quyết liệt nhưng ngược lại, triều đình Huế lại nhượng bộ và thừa nhận 6 tỉnh NKi hoàn toàn về tay Pháp
    + Triều đình nhà Nguyễn hèn hạ vội vàng sang cầu cứu nhà Thanh và cử người thương thuyết với Pháp, đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh kéo sang nước ta và quân Phap nhanh chống chiếm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kì
    + Mặc dù lực lượng khá hùng mạnh ở bức tường lửa chặn giặc, nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Đánh dấu sự thất bại và  đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước kẻ xâm lược 
    *Nhớ tick và chọn làm ctrlhn cho bên mình khi có thêm 1ctrl nữa nhé! Thanks so much :33

    Bình luận

Viết một bình luận