Câu 1: trình bày cách làm đất zà bón phân lót ở địa phương em Câu 2: nêu đặc điểm của đất xám bạc màu, đất phèn, đất mặn ? biện pháp cải tạo các loại

Câu 1: trình bày cách làm đất zà bón phân lót ở địa phương em
Câu 2: nêu đặc điểm của đất xám bạc màu, đất phèn, đất mặn ? biện pháp cải tạo các loại đất trên
Câu 3: zì sao đất giữ đc nước zà chất dinh dưỡng ?
Câu 4: nêu các điều kiện để bảo quản hạt giống cây trồng ?
Câu 5: nêu zai trò của ngành trồng trọt
Câu 6: Xử lý hạt giống nhằm mục đích j ? ở địa phương em có tiến hành xử lý hạt giống ko ? nếu có thường xử lý theo cách nào ?
( CÂU 6 KO NHẤT THIẾT PHẢI LÀM NHÉ, AI LM ĐC THÌ MK CẢM ƠN )

0 bình luận về “Câu 1: trình bày cách làm đất zà bón phân lót ở địa phương em Câu 2: nêu đặc điểm của đất xám bạc màu, đất phèn, đất mặn ? biện pháp cải tạo các loại”

  1. Câu 1 : Ở địa phương em đã tiến hành làm đất, bón phân lót cho cây bằng cách nào:

    – Làm đất : cày đất , bừa và đập đất, lên luồng.

    – Bón phân lót : Bón theo hàng,theo gốc cây.

    Câu 2

     Tính chất của đất xám bạc màu

    • Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ nên đất thường khô hạn
    • Đất chua đến rất chua
    • Nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn
    • Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động rất yếu

    Biện pháp cải tạo:

    Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng bảo đảm tưới tiêu, hợp lí

    Bón vôi cải tạo đất

    Luân canh cây trồng: chú ý cây họ đậu, cây phân xanh

    Cày sâu dần

    Bón tăng phân hữu cơ, phân bón hoá học hợp lí.

    Đặc điểm, tính chất của đất mặn

    • Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao 50 – 60%
    • Dung dịch đất chứa nhiều muối tan: NaCl, Na2SO4
    • Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
    • Nghèo mùn, nghèo đạm
    • Hoạt động của vi sinh vật yếu

    Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn

    • Biện pháp thuỷ lợi: 
      • Đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng tưới, tiêu hợp lý
      • Nhằm ngăn nước biển tràn
      • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc rửa mặn
    • Biện pháp bón vôi
      • Bón vôi có tác dụng đẩy ion Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
      • Sau đó tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặn, sau 1 thời gian cần bổ sung chất hữu cơ cho đất sau khi bón vôi

    Đặc điểm, tính chất đất phèn

    • Có thành phần cơ giới nặng
    • Tầng đất mặt: khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ
    • Đất rất chua, pH<4
    • Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng: Al3+, Fe3+, CH4, H2S
    • Hoạt động vi sinh vật rất kém

    Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn

    • Biện pháp thuỷ lợi: Xây dưng hệ thống tưới tiêu nước để thau chua rửa mặn, xổ phèn (rửa phèn) và hạ thấp mạch nước ngầm
    • Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do
    • Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất
    • Cày sâu, phơi ải để quá trình chua hóa diễn ra mạnh, sau đó nước mưa, nước tưới sẽ rửa trôi phèn
    • Lên luống (liếp)

    Câu 3 : Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡngĐất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

    Câu 4: Muốn đảm bảo tốt hạt giống phải đảm bảo các điều kiện sau: – Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh … – Nơi cất giữ ( bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được.

    Câu 5: Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm.

    Câu 6:

    Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có hạt

    – Ở địa phương em có 2 cách xử lí

    + Xử lý bằng nhiệt độ: Ngâm hạt trong nước ấm ở nhiệt độ, thời gian khác nhau.

    + Xử lý bằng hóa chất: Trộn hạt với hoá chất hoặc ngâm trong dung dịch chứa hoá chất.

    Bình luận

Viết một bình luận