Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống. Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của các lớp bò sát, lớp ch

Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của các lớp bò sát, lớp chim, lớp thú.
Câu 3: Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật có xương sống và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó.
( Ai làm hay và đầy đủ mình sẽ vote ctlhn nha!!! )

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ, chim bồ câu thích nghi với đời sống. Câu 2: Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của các lớp bò sát, lớp ch”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Câu 1

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay là

    – Thân hình thoi–>giảm sức cản không khí khi bay.

    – Chi trước biến thành cánh–>quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

    – Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau–>giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

    – Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng–>làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    – Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp–>giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

    – Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng–>làm đầu chim nhẹ.

    – Cổ dài khớp đầu với thân–>phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống là

    – Bộ lông mao dày, xốp–>giữ nhiệt, giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm.

    – Chi trước ngắn–>đào hang, di chuyển.

    – Chi sau dài khỏe–>bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

    – Mũi thính, lông xúc giác: cảm giác xúc giác nhanh nhạy–>thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.

    – Tai thính, vành tai lớn, dài, cử động theo các phía–>định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.

    – Mắt có mí, cử động được–>giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi thỏ trốn trong bụi gai rậm

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của dơi thích nghi với đời sống là

    Chi trước biến đổi thành cánh da, mềm rộng nối với chi sau và đuôi. Chi sau nhỏ, yếu–>bám vào cành cây. Lông mao thưa, mềm mại, đuôi ngắn. Cơ thể ngắn, thon nhỏ, hẹp. Răng nhọn, sắc phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.

    Câu 2

    Đặc điểm của thằn lằn (bò sát):
    – Hô hấp = phổi 
    – Tim 3 ngăn, có vách hụt + 2 vòng tuần hoàn 
    – Máu fa nuôi cơ thể 
    – Động vật biến nhiệt 
    – Thụ tinh trong 
    – Có cơ quan giao phối 
    – Đẻ trứng trên cạn 

    Đặc điểm chung của Lưỡng cư: 
    – Da trần, ẩm 
    – Di chuyển = 4 chi 
    – Hô hấp = phổi & mang, da 
    – Tim 3 ngăn

    – 2 vòng tuần hoàn  – Máu đi nuôi cơ thể là máu pha 
    – Là động vật biến nhiệt 
    – Sinh sản có biến thái 
    – Sinh sản trong nước, thụ tinh ngoài 

    Đặc điểm chung của lớp Chim: 
    – Có lông vũ, mỏ sừng

    – Chi trước: cánh chim 
    – Phổi: mạng ống khí và túi khí 
    – Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, 2 vòng tuần hoàn 
    – Là động vật hằng nhiệt 
    – Đẻ trứng 

    Đặc điểm chung của lớp thú:

    _ Thú là lớp động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất.

    _ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

    _ Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

    _ Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn.

    _ Là động vật hằng nhiệt.

    Câu 3

    Ở động vật có hai hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

    – Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế nào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).

    – Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.

    Bình luận

Viết một bình luận