câu 1: trình bày cấu trúc điển hình của virut
câu 2 : trình bày sự nhân lên của viut trong tb vật chủ
câu 3 : phân biệt và giải thích sự ảnh hưởng của các chất đến sự sinh trưởng của vsv
câu 1: trình bày cấu trúc điển hình của virut
câu 2 : trình bày sự nhân lên của viut trong tb vật chủ
câu 3 : phân biệt và giải thích sự ảnh hưởng của các chất đến sự sinh trưởng của vsv
Câu 1 : Cấu trúc của virus:
– Chưa có cấu tạo của tế bào
– Chỉ chứa ADN hoặc ARN
– Không chứa riboxom
– chưa sinh sản độc lập
– Sống kí sinh bắt buộc
Câu 2 :Quá trình nhân lên của virus
+ Sự hấp phụ: Gai glicoprotein của virut tiếp nhận với thụ thể trên bề mặt tế bào giúp virut bám vào tế bào. Có tính chất đặc hiệu
+Sự xâm nhập
– Đối với thực khuẩn: lizozym phá hủy thành tế bào và bơm acid nucleic vào tế bào chất
– Dối với virus động vật: virus chui vào tế bào rồi bỏ vỏ capsit
+Sinh tổng hợp: dựa vào bộ máy của tế bào chủ, virut tổng hợp acid nucleic và protein cho mình
+Lắp ráp: Lắp ráp acid nucleic với protein vỏ để tạo virus mới
+Phóng thích: Virut chui ra ngoài.
Câu 3 :
* Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là :
+Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá trong TB làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm
+Độ ẩm: Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm, là dung môi hoà tan các chất dinh dưỡng
+Độ pH: Ảnh hưởng đến tính thẩm thấu qua màng, sự chuyển hoá các chất trong tế bào, hoạt hoá enzim, sự hình thành ATP
+Ánh sáng: tác động đến sự hình thành bao tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sóng
+Áp suất thẩm thấu : Gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phân chia được
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1 :
Cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần:
– Phần lõi:
+ Cấu tạo: Chỉ gồm 1 ADN hoặc 1 ARN chuỗi đơn hoặc chuỗi kép.
+ Chức năng: Giúp virut nhân lên, tổng hợp thành phần cấu tạo đặc trưng của nó trong tế bào chủ.
– Vỏ bọc prôtêin (capsit):
+ Cấu tạo từ các đơn vị prôtein gọi là capsôme.
+ Chức năng: Bảo vệ virut.
– Một số virut có thêm vỏ ngoài.
+ Cấu tạo vỏ ngoài là lớp kép lipit và prôtêin.
+ Mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào.
+ Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần.
Câu 2 :
Gồm 5 giai đoạn :
1. Sự hấp phụ
Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
2. Xâm nhập
Đối với phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
3. Sinh tổng hợp
Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
4. Lắp ráp
Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.
5. Phóng thích
Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan