Câu 1. Trình bày cuộc khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược? Theo em, thất bại của Lí Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao ?’ C

Câu 1. Trình bày cuộc khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược? Theo em, thất bại của Lí Nam Đế
có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao ?’
Câu 2. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
Giải hộ mình vs

0 bình luận về “Câu 1. Trình bày cuộc khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược? Theo em, thất bại của Lí Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao ?’ C”

  1. bài 1

    Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì:

    – Lực lượng của Lý Thiên Bảo (anh trai Lý Nam Đế), Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ tiếp tục kháng chiến.

    – Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến. Nhân dân ta vẫn tiếp

    bài 2

    Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

    Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.

    Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).

    Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

    Bình luận
  2. Câu 1:

    * Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo:

    – Tháng 5 – 545, vua Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống xâm lược Vạn Xuân.

    – Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), rồi lại rút về thành Gia Ninh (Việt Trì, Phú Thọ), sau đó là Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).

    – Trần Bá Tiên cho quân đánh úp hồ Điển Triệt, quân ta tan vỡ. Năm 548, Lý Nam Đế mất.

    * Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo:

    – Triệu Quang Phục chọn vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân xâm lược.

    – Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Nghĩa quân đã chớp thời cơ, phản công, đánh tan quân Lương.

    => Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

    Theo em, thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì:

    • Lực lượng của Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử vẫn còn ở Thanh Hóa
    • Lực lượng của Triệu Quang Phục vẫn còn ở Hưng Yên
    • Cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.

    Câu 2:

    Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.

    Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.

    Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).

    Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.

    Bình luận

Viết một bình luận