Câu 1 trình bày đặc điểm động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa ? Giải thích vì sao số lượng loài động vật ở mồi trường gió mùa lại nhìu hơn môi trường đới nóng và lạnh
Câu 2 thế nào là động vật quý hiếm ?cần có những biển pháp gì bảo vệ động vật quý hiếm
Câu 3 đấu tranh sinh học là gì cho ví dụ ? Nêu ưu điểm và ngực điểm
Câu 4 so với hiện tượng đẻ trứng ,hiện tượng thai sinh ở thú có ưu điểm gì
Câu 5giải thích tại sao một số động vật thuộc lớp bò xát ,lớp chim ,lớp thú là bạn của nhà nông giải thích vì sao ? Cho ví dụ mỗi lớp
Câu 6 dựa vào đặc điểm bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú : ăn sâu bọ ,gậm nhắm và ăn thịt
Câu 2 Đv quý hiếm lạ đv có giá trị về : thực phẩm, dược liệu,mĩ nghệ ,lm cảnh, nghiên cứu khoa học,… là những đv sống trong tự nhiên trong vòng 10 năm mở lại đây
Biện pháp:
– BV mt của chúng
– Cấm săn bắn, buôn bán đv trái phép
– Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ tự nhiên
Câu 3
Đấu tranh Sinh học là
Sử dụng thiên địch ( dùng sv tiêu diệt SV có hại)
Gây bệnh truyền nhiễm gây vô sinh ở đv gây hại
Ưu điểm: Tiêu diệt đc nhiều SV có hại ko gây ô nhiễm mt
Nhược điểm: Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
Thiên địch ko tiêu diệt đc chiệt để SV gây hại
Câu 4 Thụ tinh trong
Thai phát triển trong nhau thai của mẹ đc nuôi bằng sữa mẹ
Câu5
Vì nó giúp ích cho nông nghiệp
VD: Trâu bò cày bừa
Mèo bắt chuột ????…,,
Câu1
Mt nhiệt đới gió mùa khí hậu tốt đv sinh sống nhiều, phát triển mạnh.
Vì khí hậu tốt ko giống một nóng khí hậu nóng mắt đới lạnh khí hậu lạnh
Câu6
Ăn sâu bọ: Mõm kéo dài thành vòi ngắn, các răng đều nhọn
Gặm nhấm: Thiếu răng nanh, răng cửa lớn
Ăn thịt: Răng cưả ngắn để róc xương
Răng nanh lớn dài nhọn để xé mồi
Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắn nghiền mồi
????????????Chúc bạn học tốt ????????????
Câu 1:+) Đặc điểm động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa: số lượng các loài động vật rất lớn, để có đc sự đa dạng các loài động vật cần có các yếu tố phân bố hợp lý nơi sống, thời gian kiếm ăn và loại thức ăn.
+) Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:
– Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật.
– Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.
– Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống => phong phú và đa dạng các loài sinh vật.
Câu 2:+) Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
+) Các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm:
– Tuyên truyền mọi người bảo vệ động vật quý hiếm.
– Có thể đề nghị lên các cấp trên về vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm để họ có những giải pháp hiệu quả.
– Xây dựng các khu bảo tồn.
– Cấm săn bắt động vật trái phép.
– Ngăn chặn các hành vi buôn bán động vật trái phép.
– Bảo vệ rừng , bảo vệ môi trường sống của chúng.
Câu 3:+) Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra. VD: Mèo bắt chuột. VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng. … – Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.
+) Ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
– Ưu điểm:
+ Thân thiện với môi trường.
+ Hiệu quả cao nhưng chi phí thấp.
– Nhược điểm:
+ Sức sống của thiên địch đc nhập về có thể thấp do ko thích nghi với điều kiện khí hậu.
+ Thiên địch chỉ làm giảm bớt số lượng sinh vật gây hại chứ ko tiêu diệt hết.
+ Việc tiêu diệt 1 loài sinh vật này sẽ tạo điều kiện cho loài sinh vật gây hại khác phát triển.
+ 1 loài thiên địch nào đó ko phải lúc nào cũng có lợi.
Câu 4: Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là : – Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. – Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
Câu 5: Một số loài động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông vì : nhiều loài đv có xương sống chúng bắt sâu bọ, côn trùng, gặm nhấm phá hoại cây trồng gây thất thu cho nhà nông vì thế có thể nói chúng là bạn của nhà nông. VD: Mèo (lớp thú), rắn (lớp bò sát) bắt chuột, …
Câu 6: Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:
– Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.
– Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
– Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.