Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa? Câu 2. Trình bày hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa? Câu 3. Chứng minh đới ôn hòa có đô

Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa?
Câu 2. Trình bày hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa?
Câu 3. Chứng minh đới ôn hòa có đô thị hóa ở mức độ cao?
Câu 4. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc? 
Câu 5. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường đới lạnh?

0 bình luận về “Câu 1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường đới ôn hòa? Câu 2. Trình bày hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa? Câu 3. Chứng minh đới ôn hòa có đô”

  1. Câu 1:
    – Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
    – Những đặc điểm chung:
    + Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
    + Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
    + Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
    + Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
    * Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
    – Môi trường ôn đới hải dương;
    – Môi trường ôn đới lục địa;
    – Môi trường Địa Trung Hải;
    – Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
    – Môi trường hoang mạc ôn đới.

    Câu 2:

    Có 2 ngành công nghiệp chủ yếu:

    – Công nghiệp khai thác :

          + Là ngành công nghiệp lấy trực tiếp các nguyên liệu, nhiên liệu từ thiên nhiên để cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến.

          + Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản: Đông Bắc Hoa Kì, vùng Ư-ran và Xi-bia của Liên bang Nga…, hoặc có nhiều rừng : Phần Lan, Ca-na-đa,…

    – Công nghiệp chế biến: 

          + Là ngành có vai trò biến đổi các nguyên liệu, nhiên liệu thành các sản phẩm cung cấp cho thị trường.

          + Rất đa dạng, từ các ngành truyền thống (luyện kim, cơ khí, hóa chất…) đế các ngành hiện đại (điện tử, hàng không vũ trụ).

          + Phần lớn các nguyên liệu, nhiên liệu được nhập từ các đới nóng.

          + Phân bố chủ yếu ở các cảng sông , cảng biển (để tiện nhập nguyên liệu, và xuất sản phẩm làm ra) hoặc các đô thị lớn (có nguồn tiêu thụ lớn).

    Câu 3 

    – Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
    – Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
    – Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
    – Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
    – Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

    Câu 4

    Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hè sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
    Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà… sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. Chính các cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc
    Câu 5 

    -Động vật: Có lớp mỡ dày, lông dày hoặc lông không thấm nước; một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
    -Thực vật: Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y.

    Bình luận
  2. đáp án 

     câu 1: Những đặc điểm chung:
    + Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
    + Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
    + Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
    + Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

    câu 2 :

    Các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa: Gồm có 2 ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

    • Công nghiệp khai thác: Khai thác khoáng sản, khai thác rừng. Phân bố: Đông Bắc Hoa Kỳ, Uran, Xibia, Phần Lan, Canada.
    • Công nghiệp chế biến: Là thế mạnh nổi bật và rất đa dạng dưới các ngành truyền thống đến các ngành hiện đại. Phân bố ở nhiều nước.

      câu 3: Có tỉ lệ dân đô thị cao, hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
      – Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới, có các siêu đô thị.
      – Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
      – Các đô thị mở rộng kết nối với nhau liên tục thành chuỗi đô thị hay chùm đô thị.
      – Lối sống đô thị đã phổ biến trong phần lớn dân cư.

      câu 4: Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hè sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
      Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà… sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. Chính các cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc.

      câu 5: -Thực vật:
      + Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió
      + Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,..
      -Động vật:
      + Thích nghi nhờ có: Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,…) Lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc,….) Lớp lông không thấm nước (chim cánh cụt,..)
      + Sống thành đàn đông đúc đẻ đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh lạnh giá

      chúc bạn học tốt 

    Bình luận

Viết một bình luận