Câu 1:
Trình bày khí hậu nước ta trong thời gian mùa đông và thời gian mùa hè
Câu 2:
Trình bày nhận xét giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
Câu 3:
Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình bao gồm: vùng núi đông bắc , vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc ,Trường Sơn Nam.
Câu 4:
Nêu các đặc điểm sông ngòi nước ta bao gồm các đặc điểm chung.
Câu 5:
Vẽ biểu biểu đồ hình tròn về cơ cấu diện tích đất ở nước ta và nhận xét và giải thích về quy mô của đất.
Câu 1:
– Khí hậu thay đổi theo thời gian:
+ Mùa đông ấm hơn, mùa hè mưa ít.
+ Mùa đông lạnh ít mưa, nửa cuối mùa có mưa phùn.
–>Mùa hè ẩm ướt.
Câu 2:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.
+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.
+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt.
Câu 3:
-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. – Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
– Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…).
Câu 4:
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
– Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
– 93% các sông nhỏ và ngắn.
– Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
– Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
– Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
– Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
– Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
– Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
– Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.