Câu 1 : Trình bày nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu nói của Mác ” tha

Câu 1 : Trình bày nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu nói của Mác ” thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung ̣đại ”
Câu 2 : Vì sao người Tây Âu có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lí . Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí lớn vaô chỉ ra ý nghĩa lớn nhất của từng cuộc phát kiến địa lí . Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời kì trung đại là gì .

0 bình luận về “Câu 1 : Trình bày nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu bằng kiến thức đã học em hãy giải thích câu nói của Mác ” tha”

  1. Câu 1:

    Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại ở Tây Âu:

    – Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa.

    + Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

    + Quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ trong thủ công nghiệp, một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt: rèn, mộc, làm đồ da, đồ gốm,… sống bằng trao đổi sản phẩm thủ công của mình với các nông nô khác.

    – Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, (thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa) hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị.

    Câu nói của Mác “thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung ̣đại” muốn nói đến vai trò của thành thị.

    – Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

    – Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.

    – Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.

    => Do những vai trò to lớn trên mà Các Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.

    Câu 2:

    Người Tây Âu có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lý do:

    – Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.

    – Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.

    – Khoa học – kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn). Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như như loại tàu Ca-ra-ven.

    Các cuộc phát kiến địa lí lớn:

    – B. Đi-a-xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.

    – Cô-lôm-bô (1492): đến một số đảo biển Caribê đã phát hiện ra Châu Mỹ.

     Vax- cô đơ Gama (1497): đến bờ Tây nam Ấn Độ. Khi về Li-xbon được phong làm Phó vương Ấn Độ.

    – Ma-gien-lan (1519-1522) vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522.

    Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý:

    – Tích cực: Mở ra trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người:  Khẳng định Trái Đất hình cầu.

    + Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục. 

    + Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. 

    + Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. 

    – Tiêu cực: nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

    Bình luận

Viết một bình luận