Câu 1:Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc.
Ý nghĩa:..
Nguyên nhân:
Câu 2: Tìm những câu văn thể hiện ý nghĩa cô đọng nhất của nhân vật ông Giáo (Suy nghĩ về thái độ của vợ, lời nói của Binh Tư, chứng kiến Lão Hạc chết).
Trình bày cách hiểu của em về mỗi suy nghĩ ấy của nhân vật ông giáo.
Câu 3: Trình bày dụng ý nghệ thuật của Nam Cao khi xây dựng nhân vật ông giáo.
Làm hộ mình 3 câu (copy mạng cũng được nhé! Votes 5 sao+cảm ơn= câu trả lời hay nhất).
Câu 1 :
– Ý nghĩa : Phê phán và là lời tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, không có tỉnh người. Một xã hội luôn chèn ép, bóc lột những người nông dân đến mức đường cùng, đến cái chết.
+ Nguyên nhân :
– Nguyên nhân trực tiếp : ăn bả chó.
– Nguyên nhân sâu xa : Do sự ân hận, day dứt với việc bán cậu Vàng ; xuất phát từ lòng yêu thương con cái, đức hi sinh và lòng tự trọng cao cả của Lão Hạc.
Câu 2 :
– Câu nói trước thái độ mụ vợ : ” Chao ôi ! Đối với những…; không bao giờ ta thương `=>` Khi nhận xét con người hãy tìm hiểu thật kĩ lưỡng ; hãy mở rộng tấm lòng và thấu hiểu, tâm sự để có thể hiểu về nhau hơn.
– Câu nói với Binh Tư : ” Thì ra đến lúc cùng Lão cũng….Binh Tư để có ăn ư ? `=>` Sự chán nản, thất vọng của ông Giáo khi hiểu lầm Lão Hạc đi đánh chó ; ông không ngờ một người nông dân hiền lành như Lão lại có thể làm công việc bất nhân như Binh Tư.
– Trước cái chết của Lão Hạc : ” Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn,…một nghĩa khác ! `=>` Mọi sự hiểu lầm của ông Giáo đối với Lão Hạc đã được hoá giải . Nhưng ông Giáo cảm thấy rất buồn khi một người hiền lành như Lão lại phải chết.
Câu 3 :
– Nghệ thuật của Nam Cao khi xây dựng nhân vật ông giáo là một dụng ý hết sức độc đáo. Việc xây dựng nhân vật Lão Hạc cũng chính là tái hiện lại hình ảnh cuộc sống của những người nông dân hiền lành trước cách mạng tháng Tám. Họ có một cuộc sống nghèo khổ, cùng quẫn, bị bóc lột và chèn ép dưới sự tầng lớp thống trị. Họ phải tìm đến cái chết để giải thoát bản thân chứ không có can đảm để đứng lên đấu tranh. Qua đó, họ phê phán, lên án và tố cáo một xã hội phong kiến bất nhân, thối nát, không có tình người.
Câu 1: Nguyên nhân:
– Lão Hạc là một người nghèo khổ nhưng có lòng tự trọng, không muốn gây phiền hà lối xóm. Lão là con người hết sức tự trọng, quyết không nhận bố thí. Trong tình cảnh túng quẫn, tuyệt vọng lão Hạc đã bị đẩy vào con đường chết để giải thoát.
– Lão tự nguyện tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng. Lão Hạc người khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Cái chết đau đớn là do lão tự chọn. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống.
Suy cho cùng đây số phận chung của những người trước cách mạng tháng Tám nghèo đói và túng quẫn.
Ý nghĩa:
Trong truyện Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn, cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Cái chết dữ dội, đau đớn, sống trên đời có nhiều cái chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn như một lời tạ lỗi với cậu Vàng- kỉ vật người con trai. Có lẽ cái chết tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn của mình.
Ý nghĩa chính: cái chết như đã tố cáo trức tiếp về xã hội phong kiến bất công, tàn ác, xấu xa đã chà đạp lên số phận đau thương của bao mảnh đời bất hạnh. Xã hội đó đẩy con người và bức chân đường cùng không lối thoát khiến họ phải tìm đến cái chết để tự giải.
Qua cái chết đó ta càng kính trọng những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách cao quý người nông dân: chất phác, hiền lành, sống có tình có nghĩa… sau đó ta thương tiếc xót xa trước cảnh đời bi thảm của người nông dân trong chế độ cũ.
Lão Hạc chết sẽ mang đậm màu sắc bi thương, một mảng màu tối nhưng khiến người đọc có thêm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó là giá trị nhân văn sâu sắc mà tác giả đã gửi gắm vào truyện ngắn này.
Câu 2: Những câu văn:
– “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…. ko bao giờ ta thương…”
– “Ko! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn…. buồn theo 1 nghĩa khác.”
– “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh….. ko chịu bán đi 1 sào.”
Cách hỉu của em: Những câu nói của ông Giáo rất đúng và sâu sắc, đây chính là lời nhắn nhủ của tác giả đến với tất cả mọi người trong việc nhận định, đánh giá con người. Quan điểm này của Nam Cao mãi mãi sáng ngời trong văn học dân tộc và tòn tại mãi với thời gian. Bản thân mỗi con người chúng ta cần vận dụng quan điểm này vào trong cuộc sống để xã hội ngày càng văn minh hơn.
Câu 3: Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, sẻ chia nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng giữa nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết.
Theo mik là vậy nha có gì cho mik xin lỗi????