Câu 1: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cuộc cải cách này thất bại? Câu 2:

Câu 1: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cuộc cải cách này thất bại?
Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp?

0 bình luận về “Câu 1: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cuộc cải cách này thất bại? Câu 2:”

  1. Câu 1:

    Tích cực:

    +Đáp ứng được một số vấn đề nhức nhối lúc đó

    +Khiến triều đình phải suy nghĩ lại

    Hạn chế:

    +Còn diễn ra lẻ tẻ,chưa phản ánh đến vấn đề trọng tâm lúc đó như ruộng đất..vv

    Kết quả:

    +Đều thất bại do sự bảo thủ của nhà vua,luôn luôn cho những chính sách lúc đó là đủ để điều hành đất nước

    Ý nghĩa:

    +Đập tan những tư tưởng lạc hậu lúc đó,đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

    Câu 2:

    Khác nhau là:

    +Lực lượng chính của khởi nghĩa Yên Thế chủ yếu là nông dân

    +Họ đấu tranh để bảo vệ cuộc sống ấm no cho mình chứ không phải đấu tranh để bảo vệ đất nước

    Bình luận
  2. Câu 1:– Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

    – Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

    – Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

    Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc. phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.

    * Giải thích

    Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện duodjc vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng đất nước, tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

    Câu 2:

    Khởi nghĩa Yên Thế

    -Lãnh đạo:Là những người xuất thân từ nông dân

    -Địa bàn hđ:Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối

    -Phương thức đấu tranh:Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

    Tgian tồn tại:Là cuộc khởi nghĩa tồn tại thời gian lâu nhất (30 năm)

    Các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương

    -Lãnh đạo:Quan lại, sĩ phu yêu nước.

    -Địa bàn hđ:Nhỏ, hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất

    -Phương thức đấu tranh:Khởi nghĩa vũ trang

    Tgian tồn tại:Các cuộc khởi nghĩa chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn và bị dập tắt

    Bình luận

Viết một bình luận