Câu 1 :Trình bày nhưng nét lớn về ngành thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê Câu 2 :Cho biết tên gọi bộ luật đầu tiên , năm ban hành , thuộc triều đại nà

Câu 1 :Trình bày nhưng nét lớn về ngành thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê
Câu 2 :Cho biết tên gọi bộ luật đầu tiên , năm ban hành , thuộc triều đại nào của nước ta
Câu 3 :Giáo dục thời Lý có sự khác biệt như thế nào so với thời Tiền Lê
giúp mình với ạ:333

0 bình luận về “Câu 1 :Trình bày nhưng nét lớn về ngành thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê Câu 2 :Cho biết tên gọi bộ luật đầu tiên , năm ban hành , thuộc triều đại nà”

  1. 1.

    * Thủ công nghiệp:

    – Thủ công nghiệp nhà nước:

    + Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan.

    + Tập trung nhiều thợ giỏi, lành nghề trong các xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền,…

    – Thủ công nghiệp nhân dân: Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,…

    * Thương nghiệp:

    – Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

    – Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung Quốc.

    – Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

    2. Với chủ trương pháp trị, năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử lập pháp của Đại Việt

    3. * Thời Đinh, Tiền Lê:
    – Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.
    – Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.
    * Thời Lý:
    – Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.
    + Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.
    + Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.
    + Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.
    => Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

    Ko copy 

    Có trong bài KT 45′

    Học tốt :)))

    Bình luận

Viết một bình luận