Câu 1: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ?
Câu 2: Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?
Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của trụ não ?
Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não ?
Câu 5: Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiêu lúc đi ?
Câu 6: Câu 1/trg 133 Sinh 8
Câu 7:Nguyên tắc lập khẩu phần ?
Câu 8: Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:
– Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.
– Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl–….
Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+…)
Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.
* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:
– Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và protein
– Máu: Có chứa các tế bào máu và prôtêin.
* Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ
Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lí: Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. Uống đủ nước.
+ Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay không nên nhịn lâu
2. Cấu tạo và chức năng của trụ não
– Trụ não gồm 3 bộ phận:
+ Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
+ Cầu não.
+ Hành não.
– Cấu tạo của trụ não: chất trắng (bên ngoài) và chất xám (bên trong).
+ Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám.
+ Chất xám ở trụ não tập trung thành nhân xám (trung khu thần kinh nơi xuất phát các dây thần kinh não).
Chức năng của trụ não.
+ Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).
+ Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).
1.
– Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (`30 – 40Å)` trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
– Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các `ion\ Na^+, Cl^-` quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các `ion\ H^+, K^+`…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
2.
– Thường xuyên vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
– Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
– Uống đủ nước.
– Không nên nhịn tiểu lâu.
3.
– Trụ não:
+ Cấu tạo: Gồm: hành tủy, cầu não và não giữa. Chất trắng bao ngoài. Chất xám là các nhân chất xám.
+ Chức năng: Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp,…
4.
* Cấu tạo: Gồm hai nửa phải và trái nối với nhau bằng thể trai.Bề mặt bán cầu não có nhiều nếp nhăn chia bán cầu não thành nhiều thùy và hồi não. Mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn chia mặt ngoài bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm. Phần lớn chất xám tập trung ở bề mặt bán cầu đại não tạo thành vỏ não. chất trắng ở dưới chất xám, phía trong bán cầu đại não. chất trắng tạo thành các đường liên kết trong và ngoài bán cầu đại não.
* Chức năng:
– Đại não, đặc biệt là vỏ não có vai trò quan trọng nhất trong hệ thần kinh , thống nhất mọi hoạt động khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên vẫn có sự phân vùng chức năng trên bán cầu đại não:
– Chức năng cảm giác: vùng chẩm là vùng thị giác cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Vùng thùy thái dương là vùng thính giác, cho cảm giác về âm thanh. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ
– Chức năng vận động: do thùy trán phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn
– Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ nằm ở hồi trán lên của thùy trán.
– Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não. do bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng.
6. Người say rượu chân nam đá chân chiêu là do rượu đã ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xináp giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não. Tiểu não không điều khiển được các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể một cách chính xác, nên người say rượu bước đi không vững.
7. Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
+ Ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra.
+ Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới. trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da.
Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra. Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông mạch máu.
+ Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.
Lông mày có vai trò không cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt. Vì vậy không nên nhổ lông mày.
7. Những nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
+ Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.
8.
– Giới tính: Nam giới có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nữ giới
– Trạng thái cơ thể: Người có kích thước lớn có nhu cầu cao hơn. Người bệnh mới ốm khỏi, cần nhiều dinh dưỡng hơn để phục hồi sức khỏe
– Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn
– Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già, ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, mà còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
$\boxed{\text{Blink}}$ $\boxed{\text{@Rosé}}$