Câu 1: Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ giải thích tại sao có sự phân hóa đó ?
Câu 2: Các luồng nhập cư có vai trò trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ ?
Câu 3: Trình bày vị rí địa lý Châu Mĩ. Cho biết ý nghĩa chiến lược của kênh đào Panama.
Câu 4: Cho biết đại dịch Covid 19 (Sars_Cov2 ) đã ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống của Bắc Mĩ như nào ?
Câu 5: Trình bày sự phân bố địa hình Bắc Mĩ. Hãy so sánh điểm giống, khác nhau giữa địa hình Bắc và Nam Mĩ .
1.– Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc – nam, vừa phân hóa theo chiều tây – đông.
+ Theo chiều bắc – nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
– Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông – tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
2.
– Trước thế kỉ XV: ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-gô-lô-it, đó là người E-xki-mô và người Anh-điêng.
– Thế kỉ XV đến nay: ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc chính trên thế giới: người Môn-gô-lô-it (bản địa), người Ơ-rô-pê-ô-it (các dân tộc ở châu Âu), người Nê-grô-it (nô lệ da đen từ châu Phi) và người Môn-gô-lô-it nhập cư sau này (người Trung Quốc, Nhật Bản,…).
-> Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở châu Mĩ. Sự hòa huyết giữa các chủng tộc đã hình thành nhóm người lai ở châu Mĩ.
3.Châu Mĩ rộng 42 triệu ki-lô-mét vuông. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. -Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam. -Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Phía Tây giáp Thái Bình Dương còn phía Đông giáp với Đại Tây Dương.
– Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, giúp giảm chi phí vận chuyển.
– Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu kinh tế – văn hóa giữa khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Hoa Kì và các nước châu Mĩ thuận lợi hơn.
– Kênh đào đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho chủ sở hữu kênh đào.
5