Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế công thương nghiệp nước ta thời Lê Sơ (1428-1527)
Câu 2: Trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trãi đã viết về khởi nghĩa Lam Sơn: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” em có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Làm ơn, giúp mình với, ngày kia mình thi rồi.
câu 1 :Nhờ những biện pháp tích cực, tiến bộ của nhà Lê mà nền kinh tế Đại Việt được phục hồi nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Đây là biểu hiện sự thịnh vượng của thời Lê sơ.
– Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.
– Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.
– Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
câu 2 :
Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, người đã cùng Lê Lợi làm nên sự nghiệp “Bình Ngô” hiển hách, và cũng là nhà văn thảo “Bình Ngô đại cáo”, áng “thiên cổ hùng văn ” của lịch sử và văn học nước nhà.
“Bình Ngô đại cáo” là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc, hàm chứa tư tưởng nhân nghĩa vô cùng cao đẹp:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
1. “Đại nghĩa” là cái nghĩa lớn lao, vô cùng thiêng liêng cao cả; là lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc, tạo nên ý chí Việt Nam, sức mạnh Việt Nam để chiến thắng giặc ngoại xâm. “Chí nhân” là tình thương người đến cực độ, vô cùng sâu sắc, là hành động quên mình để cứu vớt, chở che cho nhân dân đang bị lầm than dưới ách thống trị của giặc Minh “hung tàn” và “cường bạo”.
Có thể nói hai câu văn trên biểu hiện một tư tưởng cao đẹp, đúng đắn và tiến bộ. Nó phản ánh cuộc kháng chiến chống quân “cuồng Minh” của dân tộc ta trong thế kỉ XV là một cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập tự do và hòa bình, hạnh phúc.
2. “Đại nghĩa – chí nhân” chính là tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc Đại Việt. Giặc Minh xâm lăng nước ta “dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế, gây binh kết oán trải hai mươi năm”. Chúng đã bóc lột và tàn sát đồng bào ta một cách man rợ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Vì thế, các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn đã “nếm mật nằm gai”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, cùng cả nước đứng lên “dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, đem sức mạnh “đại nghĩa” và “chí nhân” quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giải phóng Tổ quốc, đem lại hòa bình yên vui cho dân tộc.
“Đại nghĩa và chí nhân” là vũ khí vô cùng lợi hại để “tâm công” – đánh vào lòng giặc, là sức mạnh vô địch để chiến thắng giặc Minh hung tàn.
“Đại nghĩa – chí nhân” là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng và triết lí ấy sáng ngời “Bình Ngô sách” của người anh hùng, trở thành luận đề chính trị của “Bình Ngô đại cáo”:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo!”
Lê Lợi và Nguyễn Trãi dấy binh khởi nghĩa để “trừ bạo”, trừng phạt kẻ có tội, nhằm mục đích mang lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Đó chính là tư tưởng lấy dân làm gốc. Vận mệnh của nước gắn liền với hạnh phúc của dân. Lòng thương dân của Nguyễn Trãi không tách rời với lòng nhân ái, tình yêu thương rất mực của ông đối với con người và cuộc đời. Lòng “chí nhân” của Nguyễn Trãi thật rộng lớn bao trùm cả non sông đất nước, từ con người cho đến cây cỏ và muôn loài. Đối với ông, mọi người trong nước là:
“Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bên
Cành nam cành bắc một cội nên”
3. Qua hai câu văn “Đem đại nghĩa…”, ta thấy cái yêu, cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh rạch ròi, ranh giới địch, ta trong tư tưởng ông không lãn lộn. Chủ nghĩa yêu nước của Ức Trai có tính chiến đấu mạnh mẽ. Yêu nước là đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng với lũ hung tàn và quân cường bạo.
Triết lí nhân nghĩa ấy rộng lớn, bao la. Vì đó là tinh thần nhân đạo cao cả, không chém giết tù, hàng binh, tha tội chết cho hàng chục, vạn giặc. Nó thể hiện một thế đứng oai phong, đại lượng của dân tộc chiến thắng và có nền văn hiến lâu đời:
“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói, vẫy đuôi xin cứu mạng. Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời, ta mở đường hiếu sinh”.
Nó còn là tình cảm thiết tha yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta muốn chấm dứt chiến tranh để “nhân dân nghỉ sức”, đem lại “muôn thuở nền thái bình vững chắc” và để rửa sạch “ngàn năm, vết nhục nhã”.
Ngoài “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi còn có “Quân trung từ mệnh tập”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,… trong đó tư tưởng “‘nhân nghĩa” như một năng lượng hội tụ phát sáng kì diệu:
“Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng”
(Quốc âm thi tập)
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bắt nguồn từ truyền thống yêu nước anh hùng, lòng nhân ái “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta hun đúc nên qua mấy ngàn năm lịch sử, được phát huy qua tâm hồn và trí tuệ “lấp lánh sao Khuê” của một thiên tài Đại Việt trong thế kỉ XV.
Hồ Chủ tịch đã kế thừa và sáng tạo tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, viết nên bản anh hùng ca trong thế kỉ XX.
Qua hai câu văn “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy chí nhân để thay cường bạo”, ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn Việt Nam và sức mạnh Việt Nam.
Sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa của người anh hùng sẽ không bao giờ phai mờ. Biết ơn Nguyễn Trãi, chúng ta nguyện học tập tư tưởng nhân nghĩa của ông. Nguyễn Trãi là tinh hoa và khí phách của dân tộc ta. Sự nghiệp và thơ vãn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”.
$#BenokM1155A$
Trả lời:
Câu 1:
– Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài.
Câu 2:
Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để công bố cho. Về ý nghĩa nhan đề “Bình Ngô đại cáo”, ở đây có thể lý giải rằng vua Minh.
$\text{Xin hay nhất cho Ben có động lực nhé}$
No coppy