Câu 1:trình bày ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa và trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là học sinh trong việc tham gia xây dựng gia đình văn hóa
Câu 2: Nêu các việc làm tham gia xây dựng gia đình văn hóa phù hợp với lứa tuổi
Câu 3 :Kể tên một số làng nghề truyền thống và nêu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
Câu 1:trình bày ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa và trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là học sinh trong việc tham gia xây dựng gia đình văn hóa
⇒
– Ý nghĩa:
– Góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ
– Làm giàu đẹp cộng đồng và xã hội
– Mọi người có thể được rèn luyện thêm ý thức xây dựng xã hội văn minh
– Mỗi người:
– Cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình
– Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội
– Học sinh:
– Góp phần xây dựng gia đình van hoá bằng cách chăm ngoan, học giỏi
– Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em
– Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 2: Nêu các việc làm tham gia xây dựng gia đình văn hóa phù hợp với lứa tuổi
⇒
– Giữ gìn vệ sinh nhà ở môi trường , cảnh quan
– Không vứt rác bừa bãi
– Không mê tín dị đoan
– Không sa vào tệ nạn xã hội
– Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường ngoan ngoãn học giỏi
– Gia đình hòa thuận hạnh phúc , đoàn kết xom giềng.
Câu 3 :Kể tên một số làng nghề truyền thống và nêu ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
⇒ Một số làng nghề truyền thống ở nước ta:
– Làng gốm Bát Tràng.
– Làng cói Kim Sơn.
– Làng gốm Thổ Hà.
– Làng gốm Chu Đậu.
– Làng nón Tây Hồ.
– Ý nghĩa:
– Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
– Góp phần làm phong phú các bản sắc dân tộc Việt Nam.