Câu 1. Trong 1 quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành a, thể đột biến là
A. Cá thể mang kiểu gen Aa.
B. Cá thể mang kiểu gen AA.
C. Không có cá thể nào nói trên bị đột biến.
D. Cá thể mang kiểu gen aa.
Câu 2 : Có một trình tự mARN (5′-AUG GGG UGX XAU UUU – 3′) mã hóa cho 1 đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin ?
A. Thay thế nuclêôtit X ở bộ ba thứ ba bằng nuclêôtit A.
B. Thay thế nuclêôtit G ở bộ ba đầu tiên bằng nuclêôtit A.
C. Thay thế nuclêôtit A ở bộ ba đầu tiên bằng nuclêôtit X.
D. Thay thế nuclêôtit U ở bộ ba đầu tiên bằng nuclêôtit A
Câu 3 : Thể đột biến được định nghĩa là
A. Những cá thể mang kiểu hình sai khác với những kiểu hình đã có của bố mẹ.
B. Những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. Những cá thể mang đột biến gen dù đã hay chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
D. Những cá thể mang đột biến gen đã được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 4. Biến dị di truyền được bao gồm các loại là
A. Biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình.
B. Biến dị thường biến và biến dị đột biến.
C. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp.
Câu 5. Đột biến gen là những biến đổi
A. Trong cấu trúc của ADN liên quan đến một hoặc một số gen.
B. Trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit.
C. Trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài đoạn ADN nào đó.
D. Trong cấu trúc của NST, liên quan đến số lượng hoặc cấu trúc của một vài gen.
Câu 6. Quá trình phát sinh đột biến gen xảy ra theo trình tự nào sau đây?
A. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN —-> Enzim không sửa chữa –> Tiền đột biến –> Đột biến.
B. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN –> Enzim sửa chữa –> Tiền đột biến –> Đột biến.
C. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN –> Tiền đột biến –> Enzim sửa chứa –> Đột biến.
D. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN –> Tiền đột biến –> Enzim không sửa chữa –> Đột biến.
Câu 7. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên theo cơ chế ..
A. Dịch mã.
B. Điều hòa hoạt động của gen.
C. Tự sao.
D. Sao mã.
Câu 8 :Đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit có thể dẫn tới những kết quả nào sau đây?
1. Làm xuất hiện bộ ba mã hóa mới.
2. Làm thay đổi chiều dài của gen.
3. Làm xuất hiện hoặc không làm xuất hiện một axit amin mới trong chuỗi pôlipeptit do gen đó điều khiển
tổng hợp.
4. Làm thay đổi tổng số nuclêôtit của cả gen.
5. Làm thay đổi hoặc không làm thay đổi số liên kết hidro của gen.
Phương án đúng là
A. 1, 2, 4. B. 2, 3, 4. C. 2, 3, 5. D. 1, 3, 5
Câu 9. Đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit có thể dẫn đến hậu quả
A. Làm thay đổi các bộ ba mã hóa từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen àthay đổi các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng kể từ điểm xảy ra đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit.
B. Làm thay đổi toàn bộ các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng.
C. Làm thay đổi một axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng.
D. Làm thay đổi hai axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng.
Câu 10. Đột biến gen xảy ra làm gen giảm đi một liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không thay đổi, đó có thể là dạng đột biến
A. Đảo vị trí cặp G-X (hoặc X-G) ở đầu gen cho cặp A-T (hoặc T-A) ở cuối gen.
B. Thay thế một căp G-X (hoặc X-G) bằng một cặp A-T (hoặc T-A).
C. Đảo vị trí cặp A-T (hoặc T-A) ở đầu gen cho cặp G-X (hoặc X-G) ở cuối gen.
D. Thay thế một cặp A-T (hoặc T-A) bằng một cặp G-X (hoặc X-G).
Câu 11 : Đột biến gen xảy ra làm gen tăng thêm một liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không thay đổi,
đó có thể là dạng đột biến
A. Thay thế một căp G-X (hoặc X-G) bằng một cặp A-T (hoặc T-A).
B. Đảo vị trí cặp G-X (hoặc X-G) ở đầu gen cho cặp A-T (hoặc T-A) ở cuối gen.
C. Thay thế một cặp A-T (hoặc T-A) bằng một cặp G-X (hoặc X-G).
D. Đảo vị trí cặp A-T (hoặc T-A) ở đầu gen cho cặp G-X (hoặc X-G) ở cuối gen.
Câu 12 : Đột biến gen gây ra hậu quả
A. Có hại cho sinh vật và con người.
B. Thường gây chết hoặc gây ra các bệnh hiểm nghèo.
C. Làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú.
D. Có thể có hại, có lợi hoặc trung tính
Câu 13 : Đa số đột biến gen là có hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. Làm ADN nhân lên một cách không kiểm soát được và biểu hiện ra ngoài thành đột biến.
B. Gây ức chế quá trình phiên mã, làm cho tế bào không tổng hợp được prôtêin cần thiết.
C. Làm thay đổi mã mở đầu dẫn đến không tổng hợp được prôtêin.
D. Làm sai lệch thông tinh di truyền, phá vỡ mối quan hệ cân bằng đã có trong nội bộ cơ thể và giữa cơ
thể với môi trường.
Câu 1: D
Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
Mà alen lặn phải ở trạng thái dồng hợp mới biểu hiện
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: C
Gen: tự sao
mARN: phiên mã hay sao mã
pro: dịch mã
Câu 8: D
1: Nếu xuất hiện 1 bộ ba khác nghĩa
3: Khác nghĩa →aa mới
Đồng nghĩa → không đổi
5: Thay cặp nu khác loại→đổi
thay cặp nu cùng loại→ko đổi
Câu 9: A
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: D
Câu 13: D
Đáp án:
Câu 1: Trong một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành a, thể đột biến là:
⇒ D. Cá thể mang kiểu gen aa
Câu 2: Có một trình tự mARN (5′ – AUG GGG UGX XAU UUU – 3′) mã hóa cho 1 đoạn polipeptit gồm 5 axit amin. Sự thay thế nuclêôtit nào dẫn đến việc đoạn polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin?
⇒ A. Thay thế nuclêôtit X ở bộ ba thứ ba bằng nuclêôtit A
Câu 3: Thể đột biến được định nghĩa là:
⇒ B. Những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình
Câu 4: Biến dị di truyền được bao gồm các loại là:
⇒ C. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
Câu 5: Đột biến gen là những biến đổi:
⇒ B. Trong cấu trúc của gen, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit
Câu 6: Quá trình phát sinh đột biến gen xảy ra theo trình tự nào sau đây?
⇒ D. Tác nhân gây đột biến gây sai sót trên ADN → Tiền đột biến → Enzim không sửa chữa → Đột biến
Câu 7: Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên theo cơ chế:
⇒ C. Tự sao
Câu 8 :Đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit có thể dẫn tới những kết quả nào sau đây?
⇒ D. 1, 3, 5
Câu 9: Đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit có thể dẫn đến hậu quả:
⇒ A. Làm thay đổi các bộ ba mã hóa từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen, thay đổi các axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng kể từ điểm xảy ra đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit
Câu 10: Đột biến gen xảy ra làm gen giảm đi một liên kết Hiđrô nhưng chiều dài của gen không thay đổi, đó có thể là dạng đột biến:
⇒ B. Thay thế một căp G – X (hoặc X – G) bằng một cặp A – T (hoặc T – A)
Câu 11: Đột biến gen xảy ra làm gen tăng thêm một liên kết Hiđrô nhưng chiều dài của gen không thay đổi, đó có thể là dạng đột biến:
⇒ C. Thay thế một cặp A – T (hoặc T – A) bằng một cặp G – X (hoặc X – G)
Câu 12: Đột biến gen gây ra hậu quả:
⇒ D. Có thể có hại, có lợi hoặc trung tính
Câu 13: Đa số đột biến gen là có hại cho cơ thể mang đột biến vì:
⇒ D. Làm sai lệch thông tinh di truyền, phá vỡ mối quan hệ cân bằng đã có trong nội bộ cơ thể và giữa cơ thể với môi trường