Câu 1: Trong các mô tả sau, mô tả nào không phải là quá trình làm cho vật bị nhiễm điện do cọ xát?
A. Chà thước nhựa vào mảnh len. B. Miết thanh thủy tinh vào mảnh lụa.
C. Cọ đầu bút nhựa vào mảnh vải khô. D. Ngâm vỏ bút nhựa vào nước ấm.
Câu 2: Trong các mô tả sau, mô tả nào diễn tả quá trình làm cho vật bị nhiễm điện do cọ xát?
A. Đưa vỏ bút nhựa lại gần một quả cầu bị nhiễm điện.
B. cho đầu bút nhựa tiếp xúc với cực của pin.
C. Cọ đầu bút nhựa vào mảnh vải khô.
D. Ngâm vỏ bút nhựa vào nước ấm.
Câu 3: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không cho thấy vật bị nhiễm điện?
A. Thanh thủy tinh hút dòng nước nhỏ ở gần.
B. Bụi bám nhiều vào cánh cửa sổ đặc biệt bề mặt phía ngoài đường quốc lộ.
C. Các sợi bông bám vào lược nhựa đặc biệt tập trung ở các răng lược.
D. Thước nhựa hút các mảnh giấy vụn ở gần.
Câu 4: Sau khi bị cọ xát thanh thủy tinh vào tấm dạ, thấy thanh thủy tinh hút được những sợi bông vải nhỏ. Điều
này chứng tỏ:
A. Thanh thủy tinh bị nhiễm điện. B. Thanh thủy tinh được làm sạch bề mặt.
C. Thanh thủy tinh được làm nóng. D. Thanh thủy tinh được làm bóng.
Câu 5: Đáp án nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có các chất rắn mới bị nhiễm điện.
B. Chỉ có chất rắn và lỏng mới bị nhiễm điện.
C. Chỉ có chất rắn và chất khí mới bị nhiễm điện.
D. Tất cả các chất rắn lỏng khí đều có khả năng bị nhiễm điện.
Đáp án:
Câu 1: Ý D
Câu 2: Ý C
Câu 3: Ý A
Câu 4: Ý A
Câu 5: Ý D
1. D
2. C
3. A
4. A
5. D