Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Lỏng, rắn, khí B. Khí, rắn, lỏng C. Khí, lỏng, r

By Melanie

Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Lỏng, rắn, khí
B. Khí, rắn, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Rắn, lỏng, khí.
Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để
A. đo thể tích
B. đo chiều dài.
C. đo khối lượng
D. đo nhiệt độ
Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó
A. vẫn tăng
B. giảm xuống
C. mới đầu tăng, sau giảm
D. không thay đổi
Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?
A. Chất lỏng biến thành hơi.
B. Chất khí biến thành chất lỏng.
C. Chất rắn biến thành chất khí.
D. Chất lỏng biến thành chất rắn.
Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng
A. luôn tăng
B. luôn giảm
C. không hề thay đổi
D. vừa tăng vừa giảm
Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Tuyết rơi
B. Rèn thép trong lò rèn.
C. Làm đá trong tủ lạnh
D. Đúc tượng đồng.
Câu 7: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là:

A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh.
B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh.
C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn.
D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm.
Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A. nước trong cốc càng nhiều.
B. nước trong cốc càng ít.
C. nước trong cốc càng nóng.
D. nước trong cốc càng lạnh.
Câu 9: Mây được tạo thành từ
A. nước bay hơi
B. khói
C. nước đông đặc
D. hơi nước ngưng tụ
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường
B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi
C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước.
D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước
Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ
A. thể rắn sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể rắn
C. thể hơi sang thể lỏng
D. thể lỏng sang thể hơi
Câu 12: Nước đông đặc ở nhiệt độ
A. 00C.
B. 1000C.
C. – 100C.
D. 100C.
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn?
b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ?
Câu 2: (2 điểm)
Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi
Câu 3: (2 điểm)
a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá? Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai?
b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?
Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí.
B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 3: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên?
A. Quả bóng bàn nở ra.
B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên.
C. Quả bóng bàn co lại.
D. Quả bóng bàn nhẹ đi
Câu 4: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy:
A. Đúc tượng đồng.
B. Làm muối.
C. Sương đọng trên lá cây.
D. Khăn ướt khô khi phơi ra nắng.
Câu 5: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực:
A. Mặt phẳng nghiêng
B. Ròng rọc cố định
C. Ròng rọc động
D. Đòn bẩy
Câu 6: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là :
A. Sự đông đặc.
B. Sự ngưng tụ.
C. Sự nóng chảy.
D. Sự bay hơi.
Câu 7: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật :
A .Tăng
B. Không thay đổi
C. Giảm
D.Thay đổi
Câu 8: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.
II. TỰ LUẬN (5 điểm).
Câu 9. Tính 45oC bàn bao nhiêu 0F
Câu 10. Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao khi trồng cây người ta phải phát bớt lá
Câu 11. Thế nào là sự nóng chảy thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ? Hãy giải thích hiện tượng những giọt nước đọng quanh ly nước đá




Viết một bình luận