Câu 1:Trong không khí có những thành phần nào và thành phần nào chiếm tỉ trọng lớn nhất
Câu 2:Lớp vỏ khí bao gồm mấy tầng,nêu đặc điểm của các tầng đó
Câu 3:Sông bao gồm mấy bộ phận?Nêu chức năng của các bộ phận đó
Câu 4:Sông và hồ khác nhau như thế nào?Nêu giá trị kinh tế của song và kể tên hai dòng sông lớn nhất nước ta
Câu 5:Biển và đại dương có những vận động nào?Trình bày đặc điểm của các vận động đó
Câu 1:
– Các thành phần của không khí bao gồm:
Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%
Khí ôxi: 21%
Hơi nước và các khí khác: 1%
Vì khí nitơ > khí ôxi > hơi nước và các khí khác nên khí nitơ chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Câu 2:
Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:
– Tầng đối lưu: từ 0 km -> 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
– Tầng bình lưu: 16km -> 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ.
– Các tầng cao của khí quyển: trên 80 km, không khí rất loãng.
Câu 3:
– Hệ thống sông : gồm dòng sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu tạo thành.
– Chức năng :
+ Phù lưu là các dòng sông đổ nước vào con sông chính.
+ Chi lưu là các dòng sông thoát nước cho sông chính.
Câu 4: ???
Câu 5: ???
Câu 1:
– Thành phần của không khí gồm:
+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%
+ Khí ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
Câu 2:
Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C).
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,…
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
Câu 3:
– Sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu tạo thành hệ thống sông.
– Chức năng từng bộ phận:
+ Phù lưu là các sông đổ nước vào một con sông chính.
+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
Câu 4:
* Sông và hồ khác nhau ở các điểm sau đây:
– Sông là dòng chảy thường xuyên, còn hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu.
– Sông có lưu vực xác định, hồ thường không có diện tích nhất định.
* Giá trị sông ngòi nước ta:
– Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
– Xây dựng các nhà máy thủy điện.
– Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
– Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
– Phát triển du lịch.
* Hai con sông dài nhất nước ta là: Sông Hồng dài 551 km và sông Đà dài 543 km
Câu 5:
Có 3 sự vận động chính:
a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
– Nguyên nhân: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Tác động:
+ Giúp phát triển ngành hàng hải, đánh cá và sản xuất muối.
+ Gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ngập úng.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém: Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
c. Các dòng biển
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
– Tác động:
+ Ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật.
+ Gây nhiễu loạn thời tiết.