Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ? * A. Chiếc điện thoại nằm yên trên bàn B. Nước chảy xiết, thuyền

Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ? *
A. Chiếc điện thoại nằm yên trên bàn
B. Nước chảy xiết, thuyền bơi xuôi dòng
C. Đồng hồ quả lắc treo trên tường đang chuyển động
D. Cậu bé chạy trên sân
Câu 2: Trên một can nhựa, nhà sản xuất có ghi 3 lít. Con số này có nghĩa là: *
A. Can đựng ít nhất là 3 lít
B. GHĐ của can là 3 lít
C. ĐCNN của can là 3 lít
D. Vừa là ĐCNN vừa là GHĐ của can
Câu 3: Mang vác vật 10 kg có cảm giác nặng hơn mang vác vật 5 kg là do nguyên nhân nào sau đây? *
A. Vì khi mang vật 10 kg, người mang vác bị mặt đất đẩy ít hơn.
B. Vì vật 10 kg có thể tích lớn hơn.
C. Vì vật 10 kg có hình dạng lớn hơn.
D. Vì trọng lượng lớn hơn nên vật 10 kg sẽ đè lên vai mạnh hơn, ta có cảm giác nặng hơn.
Câu 4: Lực nào sau đây là lực đàn hồi? *
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
C. Lực hút của Trái Đất.
D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
Câu 5: Lực nào sau đây không phải là trọng lực? *
A. Lực làm cho quả táo chín rụng xuống.
B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo thẳng đứng vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.
C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
Câu 6: Người ta dùng cân Robecvan gồm 2 đĩa cân để đo khối lượng của sỏi, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 200g còn ở đĩa cân còn lại là sỏi và một quả cân 15g. Khối lượng của sỏi là:
A. 200 g
B. 215 g
C. 15 g
D. 185 g
Câu 7: Một vật nặng 100kg được nâng lên cao 2m. Nếu dùng mặt phẳng nghiêng thì người phải kéo một lực có độ lớn là 500N. Hỏi lực cần phải kéo vật khi không dùng mặt phẳng nghiêng lớn hơn lực khi dùng mặt phẳng nghiêng bao nhiêu lần? *
A. 2 lần
B. 3 lần
C. Bằng nhau
D. 1,5 lần

0 bình luận về “Câu 1: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng ? * A. Chiếc điện thoại nằm yên trên bàn B. Nước chảy xiết, thuyền”

Viết một bình luận