Câu 1:. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: 0,5 điểm A. Sự khác nhau về

Câu 1:. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: 0,5 điểm
A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu

C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu D. Sự khác nhau về kết cấu kí hiệu
Câu 2:Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp nào? 0,5 điểm
A. Phương pháp kí hiệu B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. Phương pháp chấm điểm D. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Câu 3:Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở:0,5 điểm
A. Hướng chính đông B. Hướng chếch về phía Đông Nam
C. Hướng chếch về phía Đông Bắc D. Hướng chính Bắc
Câu 4:Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ:0,5 điểm
A. Giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 – 7
B. Tăng dần khi đến gần ngày 3 – 1 và giảm dần khi đến gần ngày 5 – 7
C. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo
D. Không đổi trong suốt thời gian chuyển động trên quĩ đạo trừ vào hai ngày 3 – 1 và 5 – 7

Câu 5:Nhật Bản nằm ở vành đai lửa: 0,5 điểm
A. Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương D. Bắc Băng Dương
Câu 6:Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua: 0,5 điểm
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
B. Hiện tượng El Nino
C. Hiện tượng bão lũ
D. Mưa bão và tạo núi
Câu 7:Nhiệt độ càng giảm khí áp càng: 0,5 điểm
A. thấp B. trung bình C. cao D. không thay đổi
Câu 8:Nhận định nào dưới đây chưa chính xác với tầng giữa: 0,5 điểm

A. Tầng giữa nằm ở độ cao cách đỉnh của tầng đối lưu từ 50 – 80km
B. Nhiệt độ tầng giữa giảm mạnh theo độ cao
C. Nhiệt độ ở đỉnh tầng giữa có thể hạ xuống – 80độ C
D. Mật độ không khí ở tầng giữa thấp hơn nhiều so với ở tầng đối lưu
Câu 9:Sương mù được sinh ra trong điều kiện: 0,5 điểm
A. Độ ẩm cao, khí quyển ổn định chiều thẳng đứng
B. Độ ẩm trung bình, có gió nhẹ
C. Độ ẩm thấp, khí quyển ổn định
D. Độ ẩm cao, có gió nhẹ và khí quyển ổn định theo chiều ngang
Câu 10:Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi không tuỳ thuộc vào tương quan:0,5 điểm
A. Giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển
B. Giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển
C. Giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển
D. Giữa diện tích mặt nước với độ muối của vùng biển
Câu 11:Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố: 0,5 điểm

A. Nhiệt độ và độ ẩm không khí B. Nhiệt độ và áp suất không khí
C. Độ ẩm không khí và áp suất không khí D. Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng
Câu 12:Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính nào? 0,5 điểm
A. Rừng lá kim. B. Thảo nguyên. C. Rừng cận nhiệt ẩm. D. Xavan.
Câu 13:Lớp vỏ địa lí còn được gọi là: 0,5 điểm
A. Lớp phủ thực vật B. Lớp vỏ cảnh quan
C. Lớp vỏ Trái Đất D. Lớp thổ nhưỡng
Câu 14:Xây dựng các đập thuỷ điện sẽkhông dẫn đến sự biến đổi: 0,5 điểm
A. Môi trường sinh thái B. Dòng chảy ở thượng lưu
C. Sinh vật, thổ nhưỡng D. Dòng chảy ở hạ lưu
Câu 15:Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào các chỉ số sau: 0,5 điểm
A. Tỷ lệ người biết chữ từ > 15 tuổi, số năm của người đi học> 25 tuổi
B. Tỷ lệ người hoạt động văn hoá, tỷ lệ người biết chữ trên 15 tuổi
C. Tỷ lệ người mù chữ, tỷ lệ người có bằng cấp văn hoá trên 20 tuổi
D. Tỷ lệ người hoạt động văn hoá, người có bằng cấp văn hóa trên 25 tuổi

0 bình luận về “Câu 1:. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng: 0,5 điểm A. Sự khác nhau về”

  1. Câu 1.

    Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu.

    Chọn: B.

    Câu 2.

    Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp kí hiệu.

    Chọn: A.

    Câu 3.

    Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở hướng chếch về phía Đông Bắc.

    Chọn: C.

    Câu 4.

    Khoảng cách trung bình của Trái Đất đến Mặt Trời sẽ giảm dần khi đến gần ngày 3 – 1 và tăng dần khi đến gần ngày 5 – 7.

    Chọn: A.

    Câu 5.

    Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40.000 km. Bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonexia,…

    Chọn: B.

    Câu 6.

    Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa.

    Chọn: A.

    Câu 7.

    Khi nhiệt độ giảm sẽ làm cho không khí co lại, tỉ trọng tăng lên nên khí áp tăng (cao) và ngược lại.

    Chọn: C.

    Câu 8.

    Đặc điểm của tầng giữa là nằm ở độ cao cách đỉnh của tầng đối lưu từ 75 – 80km, nhiệt độ tầng giữa giảm mạnh theo độ cao và nhiệt độ ở đỉnh tầng giữa có thể hạ xuống – 800C và mật độ không khí ở tầng giữa thấp hơn nhiều so với ở tầng đối lưu.

    Chọn: A.

    Câu 9.

    Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm cao, khí quyển ổn định chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

    Chọn: A.

    Câu 10.

    Độ muối trung bình của nước biển có sự thay đổi tuỳ thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển hoặc giữa tốc độ gió và tốc độ chảy của dòng biển và giữa độ bốc hơi với nhiệt độ nước biển.

    Chọn: D.

    Câu 11.

    Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và độ ẩm không khí.

    Chọn: A.

    Câu 12.

    Khí hậu ôn đới lục địa có kiểu thảm thực vật chính là rừng lá kim.

    Chọn: A.

    Câu 13.

    Lớp vỏ địa lí còn được gọi là lớp vỏ cảnh quan.

    Chọn: B.

    Câu 14.

    Xây dựng các đập thuỷ điện không chỉ dẫn đến sự biến đổi dòng chảy ở hạ lưu các con sông, sự thay đổi của môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng tới cả sinh vật và thổ nhưỡng.

    Chọn: B.

    Câu 15.

    Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá dựa vào các chỉ số tỷ lệ người biết chữ từ > 15 tuổi và số năm của người đi học > 25 tuổi.

    Chọn: A.

    Bình luận

Viết một bình luận