Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? * A. Một người đi lên cầu thang lên gác. B. Một quả cân đang treo trên đòn cân. C. Xe máy đang chu

By Delilah

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? *
A. Một người đi lên cầu thang lên gác.
B. Một quả cân đang treo trên đòn cân.
C. Xe máy đang chuyển động trên đường.
D. Đầu tàu đang kéo toa tàu chuyển động.
Câu 2: Công cơ học phụ thuộc những yếu tố nào? *
A. Quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực và vận tốc của vật.
B. Khối lượng của vật và lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển độmg.
C. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
D. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
Câu 3: Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức nào? *
A. A = F/s
B. A= s/F
C. A= F.v
D. A = F.s
Câu 4: Đơn vị tính công là: *
A. N và J
B. N/m và J
C. J và N.m
D. J/s và N.m
Câu 5: Khi lực tác dụng lên vật tăng n lần nhưng quãng đường lực làm vật đó dịch chuyển giảm n lần thì công sinh ra thay đổi như thế nào? *
A. Công tăng lên n² lần.
B. Công giảm đi n² lần.
C. Công tăng lên n lần.
D. Công sinh ra không đổi.
Câu 6: Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ học trong trường hợp nào? *
A. Vật chuyển động thẳng trên mặt bàn nằm ngang.
B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
C. Vật trượt trên một mặt phẳng nghiêng.
D. Vật rơi thẳng từ trên cao xuống.
Câu 7: Quả dừa 2,5 kg rơi từ trên cành cây cách Mặt Đất 800 cm. Công của trọng lực là bao nhiêu? *
A. 20 J
B. 200 J
C. 320 J
D. 2000 J
Câu 8: Đầu tàu hỏa kéo toa tàu với một lực 4000 N làm toa tàu đi được 2 km. Công lực kéo của đầu tàu là bao nhiêu? *
A. 8000 J
B. 2000 J
C. 8000 kJ
D. 2000 kJ
Câu 9: Một hòn bi khối lượng 50 g chuyển động đều với vận tốc 10,8 km/h trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang (coi như không có ma sát và sức cản của không khí). Công của viên bi là bao nhiêu? *
A. 540 J
B. 150 J
C. 0,54 J
D. 0 J
Câu 10: Khi đưa một vật lên cao bằng ròng rọc cố định. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của sợi dây thì điều nào sau đây đúng? *
1 điểm
A. Lực kéo vật ít nhất bằng nửa trọng lượng của vật.
B. Lực kéo vật ít nhất bằng trọng lượng của vật.
C. Sẽ tốn ít công hơn so với khi kéo trực tiếp.
D. Sẽ tốn nhiều công hơn so với khi kéo trực tiếp.
Câu 11: Một chiếc xe chuyển động trên đường với lực kéo 150 N. Trong 5 phút công thực hiện được là 450 kJ. Vận tốc chuyển động của xe là bao nhiêu? *
1 điểm
A. v = 10 m/s.
B. v = 0,6 m/s.
C. v = 15 m/s.
D. v = 100 m/s.
Câu 12: Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản? *
1 điểm
A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.
B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.
D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.
Câu 13: Một người đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách thứ nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng (MPN) có chiều dài gấp 3 lần độ cao h. Nếu bỏ qua ma sát ở MPN thì: *
1 điểm
A. Công thực hiện ở cách 2 lớn hơn vì đường đi gấp 3 lần.
B. Công thực hiện ở cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo sẽ nhỏ đi 3 lần.
C. Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo gấp 3 lần.
D. Công thực hiện ở 2 cách bằng nhau vì được lợi về lực sẽ thiệt đường đi.
Câu 14: Một người đi xe đạp từ chân dốc lên đỉnh một con dốc cao 8 m, dài 30 m. Công người đó sinh ra biết lực ma sát cản lại chuyển động của xe là 5 N, xe và người có khối lượng 75 kg là: *
1 điểm
A. 640 J
B. 6040 J
C. 6150 J
D. 22650 J
Câu 15: Người ta đưa một vật trọng lượng P lên độ cao h bằng 2 cách. Cách thứ nhất, dùng ròng rọc cố định. Cách thứ hai, dùng kết hợp thêm một cái ròng rọc động. Bỏ qua ma sát và các hao phí khác thì: *
1 điểm
A. Lực kéo ở cách thứ nhất bằng 2 lần trọng lượng vật.
B. Lực kéo ở cách thứ nhất bằng 1/2 lần trọng lượng vật.
C. Lực kéo ở cách thứ hai bằng 1/2 lần trọng lượng vật.
D. Lực kéo ở cách thứ hai bằng 4 lần trọng lượng vật.
Câu 16: Một người công nhân dùng pa-lăng có một ròng rọc động để nâng một vật lên cao 6 m, phải kéo đầu dây tự do một lực là 120 N. Bỏ qua trọng lượng các bộ phận của ròng rọc và lực ma sát. Hãy trả lời các câu 16.1, 16.2, 16.3.
Câu 16.1: Người công nhân đó phải kéo đầu dây tự do đi một đoạn là: *
1 điểm
A. 3 m
B. 6 m
C. 12 m
D. 18 m
Câu 16.2: Trọng lượng của vật là: *
1 điểm
A. 240 N
B. 120 N
C. 60 N
D. 40 N
Câu 16.3: Công của người công nhân là: *
1 điểm
A. 2880 J
B. 1440 J
C. 720 J
D. 360J
Câu 17: Người ta dùng tấm gỗ dài 3 m đặt nghiêng (MPN) để đẩy một vật 45 kg lên cao 2 m. Hãy trả lời các câu 17.1, 17.2, 17.3.
Câu 17.1: Nếu không có lực ma sát thì lực đẩy vật lên là: *
1 điểm
A. 225 N
B. 300 N
C. 450 N
D. 900 N
Câu 17.2: Nếu giữa tấm gỗ và vật sinh ra lực ma sát là 15 N thì công người đó sinh ra là: *
1 điểm
A. 945 J
B. 675 J
C. 1350 J
D. 600 J
Câu 17.3: Hiệu suất của MPN này là: *
1 điểm
A. 47,62%
B. 66,66%
C. 71,43%
D. 95,24%




Viết một bình luận