Câu 1: Từ “Chạy”trong câu: “Gia đình bác ấy chạy ăn từng bữa.”có nghĩa là gì? A – vận hành B – tìm kiếm C – vận chuyển D – trốn tránh Câu 2: Trong cá

Câu 1: Từ “Chạy”trong câu: “Gia đình bác ấy chạy ăn từng bữa.”có nghĩa là gì?
A – vận hành B – tìm kiếm C – vận chuyển D – trốn tránh
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A – dành độc lập B – giành giải C – để dành D – tranh giành
Câu 3: Chọn cặp từ trái nghĩa phù hợp để điền vào câu sau:
“Khôn đâu đến ………, khỏe đâu đến …………….”
A – trai – gái B – bé – lớn C – trẻ – già D – già – trẻ
Câu 4: Từ “bao giờ” trong câu thơ:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vóng nói về.”
thuộc từ loại gì?
A – đại từ xưng hô B – đại từ phiếm chỉ
C – lượng từ D – trạng từ
Câu 5: Sự vật nào được so sánh trong câu: “Những cánh rừng cao su thăm thẳm, như cái hang động màu ngọc bích. Sắc lá càng xanh biếc trong màu đất đỏ tươi.”?
A – sắc lá B – đắt đỏ C – hang động D – rừng cao su
Câu 6: Tìm cặp từ hô ứng phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
………… nuộc lạt, nhớ ông bà ……..”
A – càng – càng B – đang – đã
C – vừa – đã D – bao nhiêu – bấy nhiêu
Câu 7: Phân biệt nghĩa của từ “trong” trong hai câu thơ sau:
“Sau trận mưa đêm rả rích
Cát vàng mịn bản càng trong”

Cha gặp lại mình trong tiếng nước mơ con.”?
A – nhiều nghĩa B – đồng nghĩa C – đồng âm D – trái nghĩa
Câu 8: Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống:
“Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm……….mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa có nhà,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.”
A – bay B – lướt C – đi D – trôi.
Câu 9: Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong câu: “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.”?
A – áo – vá; rách – lành B – rách – lành; vá – may
C – rách – lành; khéo – vụng D – khéo – vụng; vá may
Câu 10: Câu nào có nghĩa là chỉ có danh tiếng mà không có thực tài?
A – hữu dũng vô mưu B – hữu danh vô thực
C – hữu xạ tự nhiên hương D – cả 3 đáp án
Câu 11: Trong khổ thơ:
“Trời: trong cao bát ngát.
Đồng: sóng lúa rì rào,
Diều lên như cánh én,
Ngang trời với trăng sao,”
(Cảnh quê hương – Tập đọc lớp 5, 1980)
Dấu hai chấm dùng trong khổ thơ có tác dụng gì?
A – Ngăn cách vế câu B – Dẫn lời giải thích
C – Dẫn lời nói trực tiếp D – liệt kê
Câu 12: Từ loại nào được dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật?
A – danh từ B – động từ C – tính từ D – đại từ
Câu 13: Từ nào khác với các từ còn lại?
A – thành đạt B – thành công C – thành lập D – thành tích
Câu 14: “Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc.”
(Chuyện cổ tích về loài người – Xuân Quỳnh)
Cặp quan hệ từ “nhưng – cho nên” là cặp quan hệ từ chỉ gì?
A – tương phản B – tăng tiến
C – nguyên nhân – kết quả D – điều kiện – kết quả
Câu 15: Từ “suy nghĩ” trong câu: “Tôi rất trân trọng những suy nghĩ của bạn.” thuộc từ loại nào?
A – danh từ B – động từ C – tính từ D – đại từ

0 bình luận về “Câu 1: Từ “Chạy”trong câu: “Gia đình bác ấy chạy ăn từng bữa.”có nghĩa là gì? A – vận hành B – tìm kiếm C – vận chuyển D – trốn tránh Câu 2: Trong cá”

  1. Câu 1: B. tìm kiếm

    Câu 2: A. dành độc lập

    Câu 3: C. trẻ – già

    Câu 4: A. đại từ xưng hô

    Câu 5: D. rừng cao su

    Câu 6: D. bao nhiêu – bấy nhiêu

    Câu 7: A. nhiều nghĩa

    Câu 8: C. đi

    Câu 9: C. rách – lành; khéo – vụng

    Câu 10: B. hữu danh vô thực

    Câu 11: B. dẫn lời giải thích

    Câu 12: C. tính từ

    Câu 13: C. thành lập

    Câu 14: C. nguyên nhân – kết quả

    Câu 15: A. danh từ

    #Học tốt.

    Bình luận

Viết một bình luận