Câu 1. Từ nỗi khổ của người dân trong tác phẩm ” Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn liên hệ đến việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
Câu 2. Từ văn bản ” Ca Huế trên sông Hương ” suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn di sản văn hóa.
CÂU 2 :
Khi ca Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 6 năm 2015, việc bảo tồn và phát huy giá trị ca Huế được các cấp chính quyền, các ngành chức năng và cộng đồng người dân quan tâm hơn. Tuy nhiên, thách thức lớn đối với ca Huế trong giai đoạn hiện nay đó là làm thế nào để loại hình nghệ thuật này ngày càng thu hút được giới trẻ, trong khi những nghệ nhân ca Huế gạo cội như: Minh Mẫn, Thanh Lương, Kim Vàng… tuổi đã tuổi cao, sức đã yếu. Ở Huế, hiện có hai cơ sở đào tạo các chuyên ngành về ca Huế chính quy là trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Huế và Học viện Âm nhạc Huế, trực tiếp đào tạo nghệ sĩ, diễn viên và nhạc công kế cận cho nghệ thuật ca Huế. Nghệ sĩ Võ Quê cho biết: để thực sự hội nhập và đón nhận một cách sâu rộng cũng cần soạn thêm lời mới cho ca Huế được phong phú: “Hình ảnh của ca Huế trên dòng sông Hương với ca Huế thính phòng phòng đang đi vào trong tâm thức của nhiều người. Vì vậy, cũng cần có sự hội nhập trong lời ca trong nội dung bài bản và nhất là những bài bản lớn của ca Huế, rất cần những nội dung mới để có sự định hình, góp phần bảo tồn cũng như sự phát triển cái loại hình nghệ thuật ca Huế”.
CÂU 1 :
Tuy nhiên, đúng như Ðảng ta nhận định: Thời gian tới, kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19… Những vấn đề toàn cầu như bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, trật tự xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường… tiếp tục diễn biến phức tạp. Ðất nước chúng ta vốn nằm trong vùng có nguy cơ cao về biến đổi khí hậu. Như các tỉnh miền trung, năm nào cũng chịu ảnh hưởng bão gió, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Do vậy, tôi mong muốn Ðại hội Ðảng lần này chú trọng thảo luận sâu để có những giải pháp thiết thực nhằm ngăn chặn, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.Ðể làm tốt công tác này, theo tôi phải gắn phòng, chống giảm nhẹ thiên tai với bảo vệ môi trường. Chúng ta cần nghiên cứu để xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh. Có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân. Tập trung xử lý chất thải, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thải gắn với hình thành chuỗi sản xuất tiếp nối, liên tục. Huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Nâng cao khả năng chống chịu, nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo và cảnh báo thiên tai, năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, thích ứng biến đổi khí hậu. Chấn chỉnh công tác bảo vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong triển khai cần phát huy vai trò của người dân và hệ thống chính trị cơ sở. Ðẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở trong việc tham gia ý kiến, phối hợp cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các chương trình, dự án đầu tư…
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
XIN 5 SAO VÀ HAY NHẤT Ạ