Câu 1: V.I.Lê – nin viết: “Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước x

By Melanie

Câu 1: V.I.Lê – nin viết: “Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện”. Câu khẳng định ấy thể hiện nội dung gì?
A. Nguồn gốc của Nhà nước B. Bản chất của Nhà nước
C. Chức năng của Nhà nước D. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước
Câu 2: Chế độ xã hội nào chưa có sự xuất hiện của Nhà nước?
A. Cộng sản nguyên thủy B. Chiếm hữu nô lệ C. Phong kiến D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 3: Trong các kiểu nhà nước sau, nhà nước nào là nhà nước pháp quyền?
A. Nhà nước phong kiến và nhà nước tư bản.
B. Nhà nước tư bản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
C. Nhà nước phong kiến và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
D. Nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí xã hội chủ yếu bằng phương tiện nào dưới đây?
A. Chính sách. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Đường lối.
Câu 5: Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm tính
A. nhân dân và dân tộc. B. văn minh, tiến bộ.
C. quần chúng rộng rãi. D. khoa học đại chúng.
Câu 6: Nhà nước thể hiện ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân là thể hiện
A. tính nhân dân của nhà nước ta. B. tính dân tộc của nhà nước ta.
C. tính quyền lực của nhà nước ta. D. bản chất của nhà nước ta.
Câu 7: Khẳng định nào dưới đây không đúng về tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
B. Do nhân dân tham gia quản lí.
C. Do nhân dân quản lí và ban hành pháp luật.
D. Thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và không cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.
C. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân
D. Mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân và mọi công dân Việt Nam phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện tính nhân dân của Nhà nước ta?
A. Tổ chức lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Hiến pháp và các văn bản pháp luật .
B. Ban hành các chính sách liên quan để đảm bảo việc phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
C. Chăm lo đến các vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. Cộng điểm ưu tiên trong xét tốt nghiệp THPT đối với các học sinh dân tộc, học sinh sống tại vùng sâu, vùng xa.
Câu 10: Nội dung nào sao đây thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Tổ chức lấy ý kiến góp ý văn bản pháp luật
B. Tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
C. Ban hành các chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số.
D. Thay mặt nhân dân quản lý các mặt của đất nước

0 bình luận về “Câu 1: V.I.Lê – nin viết: “Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước x”

Viết một bình luận